5.1. So ky 2 thang 11 - page 71

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
73
Đa dạng hóa dịch vụ:
Các DN hoạt động trong
lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải biển hiện nay
đang có xu hướng đa dạng hoá trong dịch vụ mới
như: vừa làm chủ tàu, đại lý chủ tàu, vừa làm đại
lý vận tải, đại lý thuê tàu và môi giới hàng hoá hoặc
là vừa làm dịchvụ cung ứng, vừa làm đại lý tàu,
đại lý sửa chữa theo như xu hướng chung của thế
giới để tồn tại. Các dịch vụ hỗ trợ nhau trong một
chu trình khép kín. Xu thế này không chỉ áp dụng
tại các DN Việt Nam mà còn áp dụng mạnh mẽ tại
các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay các
nhà cung cấp dịch vụ có xu hướng phát triển dịch
vụ hiện đại và đơn giản trong mọi chu trình để có
thế nhận dịch vụ một cách trọn gói. Xu hướng điện
tử hoá được áp dụng mạnh mẽ trong các dịch vụ
này, ngay cả với các giấy tờ quan trọng như vận
tải biển.
Ở Việt Nam, các thủ tục hành chính vẫn luôn
là trở ngại lớn trong hầu hết các ngành, lĩnh vực,
trong đó có ngành Hàng hải. Việc rút ngắn thời gian
làm các thủ tục sẽ làm tăng thêm tính hấp dẫn đối
với các chủ tàu khi cho tàu vào cập cảng. Với việc
phát triển dịch vụ trọn gói, các chủ hàng sẽ tiết kiệm
được thời gian và tiền của.
Hình thành mạng lưới toàn cầu:
Để nâng cao năng
lực cạnh tranh của mình trong bối cảnh hội nhập
nền kinh tế trong khu vực và thế giới, các DN kinh
doanh vận tải biển Hải Phòng phải biết cách khai
thác thông tin và cung cấp kịp thời các nguồn thông
tin từ phía khách hàng, cảng, chủ tàu, đại lý, môi
giới. Để làm được như vậy, các DN trong ngành
phải hình thành nên những tập đoàn lớn với một
hệ thống mạng lưới rộng khắp, để cung ứng dịch
vụ có chất lượng cao, khai thác bạn hàng có hiệu
quả và luôn đáp ứng được mọi nhu cầu của khách
hàng. Hiện nay, đã có một số Hiệp hội như hiệp hội
cảng biển Việt Nam- VPA, Hiệp hội chủ tàu Việt
Nam - VSA, Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam
– VLA. Tuy nhiên, cần có sự kết hợp giữa những
hiệp hội này để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhau.
Các DN kinh doanh vận tải biển tại TP. Hải Phòng
hiện vẫn chưa tham gia hết vào các hiệp hội trên.
Chính vì thế phạm vi hoạt động vẫn còn đơn lẻ,
manh mún, thiếu thông tin, thiếu nguồn lực chính.
Để tham gia vào mạng lưới toàn cầu, các DN này
cần chủ động và tích cực hơn thì mới có thể đạt hiệu
quả cao trong kinh doanh.
Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực:
Các DN và toàn
ngành Vận tải biển cần chú trọng đào tạo nguồn
nhân lực - yếu tố số một trong các nguồn lực của
DN và toàn ngành trong tiến trình hội nhập. Nhân
lực ở đây không phải chỉ đối với cản bộ quản lý
mà đối với cả lực lượng thuyền viên. Hải Phòng là
thành phố có thế mạnh trong việc đào tạo và cung
cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực vận tải biển do
trên địa bàn Thành phố có số đông các trường Đại
học, Cao đẳng, đào tạo chuyên môn về lĩnh vực này.
Tuy nhiên đội ngũ cán bộ chuyên gia này tuy mạnh
về chuyên môn nhưng lại yếu kém về ngoại ngữ.
Đây là điểm cần phải cải thiện mạnh mẽ với kỳ vọng
các DN kinh doanh dịch vụ vận tải biển có thể đem
lại lợi ích to lớn hơn.
Chủ động thích ứng với công cuộc hội nhập tăng
cường liên kết mạng và đầu tư phát triển Cảng Hải
Phòng:
Năm 2017 và những năm tới đang được
đánh giá và trông chờ sẽ mở ra sự phát triển mới
cho hoạt động kinh doanh của các DN vận tải biển
khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN
- AEC, hiệp định về khu vực mậu dịch tự do Việt
Nam – Châu Âu (EVFTA); Hiệp định đối tác chiến
lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)… Đây chắc
chắn là những cơ hội vàng cho các DN vận tải biển
Hải Phòng cũng như Việt Nam. Trong công cuộc hội
nhập đó, chắc chắn các DN này cũng sẽ phải đối mặt
với những thách thức nhất định. Vì thế chủ động
thích ứng với công cuộc hội nhập của Thành phố và
đất nước là điều mà các DN này cần phải đề ra trong
giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh bền
vững và hiệu quả.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo tổng kết Cục Hàng hải các năm 2005-2015;
2. Danh mục phân loại cảng biển Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số
16/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ);
3. Lê Triệu Dũng, 2015: Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015: Tác động, cơ hội và
thách thức, Kỷ yếu Hội thảo “Cộng đồng Kinh tế ASEAN – Cơ hội và Thách
thức đối với DN Việt Nam”;
4. Trần Thị Quỳnh Hoa – Trần Thị Hà, 2016, “DN Việt Nam: Cơ hội và thách thức
trong hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN”;
5. Nguyễn Thường Lạng (2014), Lợi ích kinh tế và bất lợi của cộng đồng kinh
tế ASEAN (AEC) đối với Việt Nam;
6. Nguyễn Thị Minh Phương (2014), Tự do hóa đầu tư trong Cộng đồng Kinh tế
ASEAN (AEC) và sự tham gia của Việt Nam;
7. Michael G.Plummer và Chia Siow Yue (2009), Realizing the ASEAN Economic
Community: a comprehensive assessment.
Ở Việt Nam, các thủ tục hành chính vẫn luôn là
trở ngại lớn trong hầu hết các ngành, lĩnh vực,
trong đó có ngành Hàng hải. Việc rút ngắn thời
gian làm các thủ tục sẽ làm tăng thêm tính hấp
dẫn đối với các chủ tàu khi cho tàu vào cập cảng.
Với việc phát triển dịch vụ trọn gói, các chủ hàng
sẽ tiết kiệmđược thời gian và tiền của.
1...,61,62,63,64,65,66,67,68,69,70 72,73,74,75,76,77,78,79,80,81,...90
Powered by FlippingBook