5.1. So ky 2 thang 11 - page 73

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
75
toán, KTNB không lập báo cáo KTNB mà lập các biên
bản kiểm toán, cuối mỗi năm, trên cơ sở các biên bản
này, KTNB lập báo cáo trình giám đốc.
(iii) Báo cáo kiểm toán: Lập báo cáo kiểm toán
trình bày kết quả kiểm toán: Sau khi thực hiện soát
xét lại tổng hợp kết quả kiểm toán của từng phần
hành, kiểm toán lập dự thảo biên bản KTNB. Biên
bản được thống nhất với kế toán trưởng và nhân viên
kế toán từng phần hành của đơn vị, những nội dung
chưa thống nhất được đưa ra cuộc họp để trao đổi
thống nhất.
Hoàn chỉnh công khai biên bản, báo cáo kết quả
KTNB: Từ phát hiện trong quá trình kiểm tra, KTNB
công ty và đơn vị trực thuộc kiểm tra, KTNB đưa ra
các đánh giá, nhận xét phân tích nguyên nhân và kiến
nghị biện pháp khắc phục.
(iv) Theo dõi sau kiểm toán: Sau khi Tổng giám
đốc ra quyết định xử lý, bộ phận kiểm tra tiếp tục
theo dõi tính tuân thủ của các đơn vị; tiếp nhận và
nghiên cứu các ý kiến, giải trình của đối tượng về các
sai phạm.
Qua khảo sát, đánh giá thực trạng công tác KTNB
trong Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vinacomin, có
thể rút ra một số đánh giá như sau:
Ưu điểm:
Quy trình KTNB của Công ty được xây
dựng theo đúng trình tự các bước của kiểm toán viên
nội bộ, theo đúng quy chế KTNB do Bộ Tài chính ban
hành theo Quyết định 823 –TC/QĐ-CĐKT ban hành
theo quy chế KTNB áp dụng trong các DNNN. Quy
trình KTNB được thực hiện góp phần nâng cao hiệu
quả công tác hạch toán kế toán và các mặt quản lý
khác của công ty thực hiện tuân thủ các quy định của
tập đoàn và Nhà nước.
Tồn tại, hạn chế:
KTNB của Công ty mới chỉ dừng
lại ở kiểm tra các báo cáo tài chính, các phần hành
doanh thu, chi phí… một số phiếu thu, phiếu chi
còn chưa thể hiện đầy đủ các chi tiêu, không có chữ
ký của đối tượng có liên quan, nội dung trên phiếu
chi và nội dung hạch toán trên phần mềm còn chưa
thống nhất. Mô hình cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt
động: Bộ phận kiểm toán nhỏ, số lượng kiểm toán
còn ít, do cơ chế giảm biên chế phòng KTNB lại sáp
nhập với thanh tra bảo vệ, làm giảm tính chủ động,
độc lập trong công tác kiểm tra, kiểm toán.
Hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại
Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vinacomin
Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và sự
phát triển, một số giải pháp Công ty Tuyển than Hòn
Gai - Vinacomin cần chú trọng trong thời gian tới để
tăng cường hiệu quả công tác KTNB:
Thứ nhất,
tăng cường xây dựng bộ phận KTNB.
Việc xây dựng bộ phận KTNB trong DN phải được
thực hiện qua nhiều bước. Đơn vị phải xác định được
nhu cầu cụ thể và mục đích cụ thể của bộ phận này;
xác định rõ ràng cơ cấu tổ chức, vai trò, chức năng và
quyền hạn của bộ phận KTNB, có thể bao gồm cả một
văn kiện như điều lệ kiểm toán để đảm bảo đủ tính
độc lập cho bộ phận KTNB hoạt động. Việc tiếp theo
quan trọng không kém là tuyển dụng kiểm toán viên
trưởng, kiểm toán viên và đào tạo họ.
Thứ hai,
hoàn thiện công tác thu thập thông tin về
đơn vị được KTNB. Công tác thu thập thông tin về
đơn vị được KTNB cần chú trọng đến thông tin về
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, thông tin
về quản lý nội bộ của đơn vị được KTNB, thông tin
về kế toán trưởng và nhân viên kế toán. Kiểm toán có
thể lập danh mục các tài liệu yêu cầu cung cấp hoặc
thiết kế các bảng câu hỏi nhằm thu thập thông tin gửi
cho đơn vị được kiểm toán và yêu cầu phản hồi.
Thứ ba,
áp dụng kiểm tra đột xuất. Đặc trưng của
công tác kiểm tra đột xuất là bí mật hơn kiểm tra định
kỳ. Mặt khác, để nắm được những thông tin chính
xác, khách quan hơn, mang tính chất răn đe để các bộ
phận làm tốt hơn. Do vậy, Công ty Tuyển than Hòn
Gai - Vinacomin cần tăng cường hơn hoạt động này
nhằm phát hiện ngăn ngừa những sai phạm.
Thứ tư,
nâng cao cơ chế tổ chức và cơ chế hoạt
động của bộ phận KTNB. Cần tăng thêm chuyên viên
kiểm toán và mở rộng bộ phận này, không nên xác
nhập vào phòng thanh tra bảo vệ; Công ty nên thành
lập lại một bộ phận kiểm toán tách riêng độc lập.
Đồng thời, Công ty cần chú trọng nâng cao trình độ
của KTNB thông quan việc cử đi học các lớp nghiệp
vụ một cách bài bản, học hỏi cách làm việc của các
công ty khác; tăng cường mở lớp tập huấn nâng cao
nhận thức liên quan đến nghề nghiệp KTNB.
Tài liệu tham khảo:
1. Institute of Internal Auditor, 2010, International Standards for the Professional
Practice of Internal Auditing;
2. Đặng Kim Cương, 2009, Sổ tay kiểm toán nội bộ (song ngữ Việt – Anh), NXB
Giao thông vận tải, Hà Nội;
3. Bộ Tài chính, “Hướng dẫn thực hiện sổ tay kiểm toán nội bộ tại DN nhà nước”;
4. TS. Bùi Hải Ninh, TS.Nguyễn Đình Hựu, TS. Lê Quang Bính, (1988), “Kiểm toán
nội bộ - tài liệu phục vụ bồi dưỡng kiểm toán viên, NXB Tài chính.
Kiểm toán nội bộ có thể đem lại cho doanh
nghiệp rất nhiều lợi ích. Thông qua công cụ
này, ban giám đốc và hội đồng quản trị có thể
kiểm soát hoạt động tốt hơn, quản lý rủi ro
tốt hơn, tăng khả năng đạt được các mục tiêu
kinh doanh.
1...,63,64,65,66,67,68,69,70,71,72 74,75,76,77,78,79,80,81,82,83,...90
Powered by FlippingBook