5.1. So ky 2 thang 11 - page 74

76
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Mô hình Xưởng – Trường tại Trường Cao đẳng
nghề Kỹ thuật Công nghệ
Hiện nay, việc đầu tư phát triển hệ thống giáo
dục và đào tạo nghề công nghệ ô tô nhằm phát triển
nguồn lao động có trình độ, kỹ thuật và kỹ năng
nghề nghiệp như: Sửa chữa, lắp ráp, chẩn đoán, bảo
trì, bảo hành, bảo dưỡng và kiểm định chất lượng ô
tô... vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời với nhu
cầu phát triển.
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề công
nghệ ô tô, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong
nước và quốc tế, một yêu cầu quan trọng đặt ra chính
là đào tạo nghề phải gắn liền với nhu cầu thực tiễn.
Với mục đích đó, mô hình Xưởng - Trường nhằm gắn
kết một cách chủ động và hiệu quả giữa đào tạo nghề
công nghệ ô tô với thực tiễn sản xuất ngay tại cơ sở
đào tạo nghề đã được Trung tâm Ô tô Công nghệ cao
thuộc Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ
thực hiện từ ngày 07/07/2012 đến nay.
Trung tâm Ô tô Công nghệ cao là đơn vị thuộc
Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ được
hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm, được Trường
giao cho quản lý và khai thác sử dụng một phần tài
sản, máy móc, thiết bị trong xưởng thực hành, để
phục vụ đào tạo và kết hợp dịch vụ sản xuất, tạo
môi trường đào tạo thực hành gắn liền với thực tiễn
sản xuất. Trung tâm có nhiệm vụ hỗ trợ đào tạo, kết
hợp với các khoa chuyên môn để tiếp nhận học sinh,
sinh viên nghề công nghệ ô tô vào thực hành nghề
nghiệp và thực tập tốt nghiệp.
Kết quả cho thấy, mô hình này đã mang lại hiệu
quả cao trong việc gắn kết đào tạo thực hành với
thực tiễn sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo nghề Công nghệ ô tô. Cụ thể, các học sinh, sinh
viên và giáo viên được thường xuyên tham gia trực
tiếp vào môi trường thực tế sản xuất tại doanh
nghiệp (DN), được tiếp cận với các máy móc, thiết
bị hiện đại, nội dung chương trình, giáo trình đào
tạo phù hợp với thực tiễn; việc đào tạo thực hành
đạt khả quan.
Công tác giảng dạy trong mô hình này là “học
đi đôi với hành”, giáo dục kết hợp với lao động sản
xuất, lấy thực hành kỹ năng nghề là chính, đảm bảo
mục tiêu giáo dục toàn diện; đồng thời, giúp các em
có điều kiện rèn luyện tay nghề.
Với phương châm đào tạo nghề gắn với việc làm,
trong quá trình đào tạo, Nhà trường đưa học sinh,
sinh viên, tham gia vào sản xuất kinh doanh giúp
học viên tiếp cận với điều kiện làm việc thực tế và
có thêm thu nhập. Trong đó, tập trung đào tạo công
nhân kỹ thuật có trình độ trung cấp nghề, cung cấp
nguồn lao động chất lượng cho các ngành kinh tế
mũi nhọn như: cơ khí chế tạo, sửa chữa ô tô...
Phát triển mô hình này, Trung tâm đã nghiên
cứu nội dung đào tạo như sau: Tổ chức, tiếp nhận
hướng dẫn các lớp thực hành, thực tập nghề; Đảm
nhận giảng dạy, đào tạo, hỗ trợ đào tạo, hướng dẫn
thực hành một số bài trong các Modul chương trình
nghề công nghệ ô tô như: Bảo dưỡng và sửa chữa
hệ thống lái; Bảo dưỡng - sửa chữa hệ thống; Chẩn
đoán ô tô; Bảo dưỡng - sửa chữa trang bị điện ô tô;
Bảo dưỡng - sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ
xăng; Chủ động đề xuất các giải pháp nâng cao chất
lượng thực hành, thực tập; Tăng cường công tác hỗ
trợ kỹ năng tay nghề, nâng cao hiệu quả quản lý
và đánh giá chất lượng học sinh sinh viên thực tập
nghề; Xây dựng kế hoạch, phân công cán bộ trực
tiếp hướng dẫn nhằm nâng cao trình độ chuyên
môn và kỹ năng nghề cho học sinh sinh viên trong
thời gian thực tập.
Việc đánh giá kết quả học tập học sinh, sinh
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐÀOTẠONHÂN LỰC TỪMÔHÌNH XƯỞNG - TRƯỜNG
ThS. NGUYỄN THỊ QUYÊN -
Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ
Áp dụng mô hình Xưởng – Trường, gắn đào tạo nghề với thực tiễn sản xuất tại cơ sở đào tạo nghề là một
hướng đi đúng. Bài viết đưa ra một số kết quả ứng dụng thí điểmmô hình Xưởng – Trường của Trung tâm
Ô tô Công nghệ cao thuộc Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ và đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo nghề công nghệ ô tô.
Từ khóa: Chất lượng đào tạo, nguồn nhân lực, mô hình thực tiễn
1...,64,65,66,67,68,69,70,71,72,73 75,76,77,78,79,80,81,82,83,84,...90
Powered by FlippingBook