5.1. So ky 2 thang 11 - page 75

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
77
viên được thực hiện trên cả hai phương diện lý
thuyết và thực hành, trong đó thực hành được
thực hiện tại Trung tâm. Kết quả cho thấy, sự đóng
góp về đào tạo thực hành của Trung tâm đã giúp
kết quả tốt nghiệp của học sinh, sinh viên đạt tỷ lệ
giỏi và khá của trình độ cao đẳng nghề tăng lên và
tỷ lệ trung bình có xu hướng giảm. Như vậy, việc
tham gia của Trung tâm vào đào tạo học phần thực
hành, thực tập tốt nghiệp đã góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo của Trường.
Trung tâm thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo
kỹ năng tay nghề Công nghệ ô tô ngắn hạn cho các
học sinh, sinh viên và kỹ năng nâng cao tay nghề
cho các giáo viên dạy nghề, các kỹ thuật viên trong
và ngoài Trường. Mặc dù mới được thành lập thí
điểm theo mô hình Xưởng - Trường, Trung tâm đã
thu được kết quả đáng kể về hoạt động dịch vụ như
kiểm tra, sửa chữa, bảo hành, bảo trì.
Nhằm mở rộng quy mô hoạt động dịch vụ của
mô hình Xưởng – Trường, Trung tâm đã đầu tư
mua sắm thiết bị, vật tư sửa chữa để đảm bảo
nhu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng
dịch vụ. Hoạt động dịch vụ này đã mang lại lợi
ích cho Trường, không chỉ tiết kiệm được các chi
phí trong quá trình đào tạo thực hành nghề Công
nghệ ô tô cho học sinh, sinh viên mà còn được thể
hiện qua việc Trung tâm tự duy trì, phát triển các
hoạt động dịch vụ sản xuất để phục vụ nhu cầu
của khách hàng.
Như vậy, kết quả cho thấy Trung tâm đã có thể
tự chủ về mặt tài chính trong các hoạt động dịch vụ
sản xuất; đồng thời, thực hiện các nghĩa vụ tài chính
khác trong Trường như hỗ trợ các hoạt động dạy và
học thực hành của giáo viên và học sinh, sinh viên
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề Công nghệ
ô tô gắn với thực tiễn sản xuất.
Mặc dù mới được thành lập thí điểm theo mô hình
Xưởng - Trường và đi vào hoạt động được khoảng 3
năm, Trung tâm đã tạo được lòng tin đối với khách
hàng khi thực hiện các hoạt động dịch vụ và thu hút
được số lượng lớn khách hàng DN thường xuyên sử
dụng dịch vụ. Được tiếp cận các thiết bị máy móc, mô
hình sản xuất tại DN ngay khi còn là sinh viên, các
học viên cũng không bỡ ngỡ khi ra trường, tự tin lựa
chọn công việc phù hợp với nguyện vọng.
Để đào tạo thành công, không thể thiếu sự hợp
tác giữa nhà trường và DN trong quá trình đào tạo.
Trường đã xây dựng chương trình giảng dạy theo
nhu cầu tuyển dụng của từng DN, chương trình đào
tạo với thực tiễn sản xuất, học viên được thực tập tại
xưởng; Người học được trực tiếp nắm bắt được công
nghệ, kỹ thuật mới của các dây chuyền sản xuất hiện
nay của các nhà máy. Nhà trường cũng phải từng
bước tiếp cận với DN có kế hoạch hợp tác toàn diện
cả trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao
công nghệ. Giáo viên cần hướng cho người học chú
ý năng suất lao động, quy định rõ thời gian hoàn
thành đối với các khâu gia công, sửa chữa, kiểm tra
sản phẩm theo từng công đoạn đồng thời chú trọng
đến rèn luyện tác phong công nghiệp.
Phát triển hơn nữa mô hình Xưởng – Trường
Để đẩymạnh phát triểnmô hình Xưởng – Trường,
thời gian tới cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất,
đẩy mạnh liên kết đào tạo, đòi hỏi
trường nghề phải chủ động tìm đến doanh nghiệp.
Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cần tiếp
tục tạo cơ hội để cơ sở đào tạo và DN xích lại gần
nhau hơn. Có như vậy, uy tín và thương hiệu của
nhà trường tăng lên trong DN và xã hội; DN vừa
tuyển dụng được nguồn nhân lực có chất lượng, lại
vừa giảm bớt thời gian và chi phí đào tạo lại.
Thứ hai,
cần phải vận động, liên kết với DN trong
khâu xây dựng chương trình đào tạo, hỗ trợ trực tiếp
quá trình đào tạo của nhà trường. Kiến thức kỹ năng
của người lao động trong DN luôn thay đổi do sự
phát triển của khoa học công nghệ. Vì thế, mô hình
đào tạo nghề này cần có sự đóng góp ý kiến để thiết
kế chương trình đào tạo gắn với nhu cầu của DN.
Điều này đòi hỏi cần có sư phạm gia của DN vào
quá trình xây dựng chương trình, đặt hàng cơ sở đào
tạo, cử chuyên gia tham gia chấm điểm, đánh giá chất
lượng đầu ra của người học.
Thứ ba,
nâng cao chất lượng số lượng đội ngũ
giáo viên nhằm đáp ứng giai đoạn đổi mới hiện nay.
Bên cạnh đó, Nhà trường tăng cường hơn nữa việc
tổ chức kết hợp đào tạo với sản xuất ngay tại xưởng
trường, nhận sản phẩm sửa chữa phù hợp với nội
dung đào tạo và trình độ của học sinh, sinh viên.
Từ đó, học sinh, sinh viên khi ra trường có việc làm
ngay đúng với chuyên ngành được đào tạo.
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014: Phê duyệt đề án phát triển trường
nghề chất lượng cao đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ;
2. Ngân hàng thế giới (2014), Báo cáo phát triển Việt Nam - Phát triển kỹ
năng: Xây dựng lực lượng lao động cho nền kinh tế thị trường hiện đại ở
Việt Nam;
3. Tổng cục dạy nghề (2014), Kế hoạch phát triển dạy nghề giai đoạn 2016-2020;
4. Tổng cục dạy nghề (2015), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện chiến lược phát
triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020;
5. Trung tâm Ô tô công nghệ cao (2015), Báo cáo tổng kết năm 2015 và
phương hướng nhiệm vụ 2016, Trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật Công nghệ
Hà Nội.
1...,65,66,67,68,69,70,71,72,73,74 76,77,78,79,80,81,82,83,84,85,...90
Powered by FlippingBook