5.1. So ky 2 thang 11 - page 76

78
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Thực trạng nguồn nhân lực tại Việt Nam
Theo báo cáo của Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động
thương binh và xã hội): Trong những năm gần đây,
trung bình hàng năm nước ta có khoảng 1,2-1,3 triệu
thanh niên bước vào tuổi lao động. Cùng với con số
này, số lượng người qua đào tạo cũng không ngừng
tăng lên, cung ứng phần nào nhu cầu nguồn nhân lực
trong xã hội.
Tuy nhiên, phần lớn số người bước vào tuổi lao
động hàng năm như trên chưa được qua đào tạo nghề
hoặc chỉ qua đào tạo các lớp ngắn hạn, số người theo
học tại các cơ sở dạy nghề còn rất khiêm tốn. Cùng với
đó, chất lượng đào tạo chưa cao, nhiều ngành nghề
không đáp ứng yêu cầu xã hội đang gây ra sự lãng
phí về sự đầu tư của người dân và xã hội, làm mất cơ
hội nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn
nhân lực. Tỷ lệ lao động phổ thông không có chuyên
môn kỹ thuật trong toàn xã hội chiếm đến trên 81%
tổng số lao động. Đặc biệt, tại các khu công nghiệp,
khu chế xuất (KCN, KCX) đa số lao động có độ tuổi
từ 18 – 25 và khoảng 80% lao động phổ cập trung học
cơ sở, trung học phổ thông không có chuyên môn kỹ
thuật, nhiều doanh nghiệp có tới 60% đến 70% là lao
động nữ…
Mặc dù, các KCN, KCX luôn thiếu lao động, nhất
là lao động có chuyên môn kỹ thuật nhưng do chất
lượng lao động qua đào tạo thấp kém, nên nhiều
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài không muốn nhận sinh viên, học sinh học
nghề, điều này khiến cho tỷ lệ người lao động qua đào
tạo không có việc làm, hoặc phải làm trái với nghề
được đào tạo ngày càng cao. Những năm gần đây,
khoảng 80% cử nhân mới ra trường không làm đúng
nghề được đào tạo, hàng trăm nghìn cử nhân phải xin
làm công việc phổ thông; 60-70% sinh viên tốt nghiệp
không kiếm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, số
lao động có trình độ cử nhân trở lên thất nghiệp tăng
lên hàng năm.
Đây thực sự là vấn đề đáng báo động bởi chất
lượng nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu
phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Lực lượng lao
động ở nước ta vẫn trong tình trạng thiếu các kỹ năng
làm việc nhóm, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề;
yếu kém về tin học, ngoại ngữ; thiếu hiểu biết về pháp
luật; đạo đức nghề nghiệp chưa cao; thiếu tinh thần và ý
thức trách nhiệm trong công việc, tự do, tùy tiện, chậm
thích nghi với môi trường làm việc mới…Năng lực đổi
mới và sáng tạo khoa học và công nghệ của lực lượng
lao động có trình độ cao còn nhiều yếu kém.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng
đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Điển hình
như, tâm lý sính bằng cấp, coi nhẹ học nghề trong xã
hội; các trường đại học cao đẳng tuyển sinh và đào
tạo ồ ạt, làm cạn kiệt nguồn tuyển sinh học nghề. Tình
trạng thiếu hụt giáo viên dạy nghề có khả năng dạy cả
lý thuyết và thực hành vẫn phổ biến tại hầu hết các cơ
sở dạy nghề, nhiều trường không tuyển sinh được nên
số giáo viên dôi dư khá nhiều. Thiết bị dạy nghề thiếu,
lỗi thời, thậm chí không sử dụng được trong đào tạo
thực hành. Cùng với đó, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật
chất còn nhiều hạn chế, yếu kém không theo kịp yêu
cầu của thực tế. Số lượng các chương trình mới còn
quá ít, nhất là những chương trình đạt chuẩn khu vực
và thế giới; nhiều trường vẫn dạy theo chương trình cũ
chưa cập nhật kiến thức, nên không đáp ứng yêu cầu
của doanh nghiệp…
Một số giải pháp phát triển
nguồn nhân lực trong bối cảnh mới
Với đà phát triển và hội nhập mạnh mẽ, trong
PHÁT TRIỂNNGUỒNNHÂN LỰC VIỆT NAM
TRONGBỐI CẢNHHỘI NHẬP KINHTẾ QUỐC TẾ
ThS. VŨ THỊ ÁNH TUYẾT
Trong bối cảnh hội nhập, phát triển kinh tế diễn ra mạnh mẽ, nguồn nhân lực là một trong những vấn đề
hết sức quan trọng, có yếu tố quyết định cho sự thành công. Đặc biệt, khi đất nước đang thực hiện chiến
lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội thì nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền
vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay, phát triển nguồn nhân lực
cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước…
Từ khóa: Nguồn nhân lực, đào tạo, dạy nghề, phát triển kinh tế, hội nhập
1...,66,67,68,69,70,71,72,73,74,75 77,78,79,80,81,82,83,84,85,86,...90
Powered by FlippingBook