5.1. So ky 2 thang 11 - page 77

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
79
những năm tới, sự di chuyển lao động giữa các quốc
gia dẫn đến sự cạnh tranh trong thị trường lao động
sẽ càng trở lên gay gắt. Nguồn nhân lực Việt Nam
còn bộc lộ nhiều hạn chế, chắc chắn sẽ tác động xấu
đến khả năng cạnh tranh với các nước. Trước thực
tế này, nếu không có những giải pháp tích cực thì
những khó khăn của đất nước sẽ ngày càng nặng nề
hơn, nhất là khi nước ta phải thực hiện nhiều cam
kết với các quốc gia, các tổ chức quốc tế. Do vậy, thời
gian tới, cần quan tâm đến một số nội dung sau:
Thứ nhất,
đổi mới giáo dục và đào tạo. Đây là giải
pháp chủ yếu để phát triển nhân lực Việt Nam trong
giai đoạn từ nay đến 2020 và những năm tiếp theo.
Theo đó, để thực hiện tốt giải pháp này cần triển
khai hiệu quả Nghị quyết 29-NQ/TWngày 04/11/2013
của Hội nghị Trung ương 8 khoá XI và Nghị quyết
44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống giáo dục theo
hướng mở, hội nhập; Tổ chức lại mạng lưới giáo
dục đào tạo, quy mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề, cơ
sở đào tạo, quy hoạch lại mạng lưới giáo dục nghề
nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng, miền và địa
phương; Xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc
gia với cơ cấu hợp lý, tăng thời gian cho giáo viên trải
nghiệm thực tế, thu hút người giỏi có tay nghề cao
tham gia dạy nghề; Từng bước sắp xếp lại đội ngũ
giáo viên không đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Đồng
thời, đổi mới chương trình đào tạo ở bậc đại học, giáo
dục nghề nghiệp theo hướng phát huy tư duy sáng
tạo, tăng thời gian thực hành, đáp ứng nhu cầu của
doanh nghiệp và xã hội cần.
Thứ hai,
tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch
và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội phù hợp với
chiến lược phát triển quốc gia. Xây dựng quy hoạch,
kế hoạch phát triển nguồn nhân lực theo hướng giảm
dần lao động không có bằng chuyên môn kỹ thuật
thamgia hoạt động trong nền kinh tế, từ đó điều chỉnh
chiến lược đào tạo nghề, cơ cấu lại hệ thống giáo dục
nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nghề dài hạn có sự
phân tầng chất lượng, ưu tiên đào tạo những nghề
mũi nhọn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh công tác hướng
nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học. Trên cơ
sở đó, các địa phương và các ngành đề xuất nhu cầu
và yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực. Đây là giải pháp
mang tính đột phá, vì nó có tác động mạnh mẽ đến
toàn bộ hệ thống giáo dục và đào tạo.
Thứ ba,
đổi mới chính sách đầu tư cho công tác dạy
nghề theo hướng giảm dần bao cấp. Có cơ chế khuyến
khích doanh nghiệp, xã hội đầu tư vào đào tạo nghề.
Trước mắt, có chính sách hỗ trợ công tác giáo dục nghề
nghiệp theo hướng khuyến khích người học, người
dạy và người sử dụng lao động công nhân có tay
nghề. Đổi mới chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm
theo hướng nâng cao cho các ngành lao động nặng
nhọc, những công nhân có tay nghề cao, từ đó thu hút
phần lớn lao động đi học nghề và tạo động lực để lao
động tích cực học tập nâng cao tay nghề, tạo động lực
cho người lao động phấn đấu, học tập suốt đời.
Thứ tư,
đổi mới quản lý nhà nước về phát triển
nhân lực. Hình thành một cơ quan chịu trách nhiệm
thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu
nhân lực trên địa bàn cả nước nhằm bảo đảm cân đối
cung - cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ sáu,
bảo đảm nguồn lực tài chính cho phát
triển nhân lực. Tăng đầu tư phát triển nhân lực cả
về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng nguồn vốn
đầu tư toàn xã hội. Cần xây dựng kế hoạch phân bổ
ngân sách nhà nước theo hướng tập trung chi để
thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án đào tạo
theo mục tiêu ưu tiên và thực hiện công bằng xã hội.
Đẩy mạnh xã hội hoá để tăng cường huy động các
nguồn vốn cho phát triển nhân lực. Sử dụng hiệu
quả các nguồn vốn của nước ngoài hỗ trợ phát triển
nhân lực; thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài
cho phát triển nhân lực.
Mặt khác, nên có cơ chế khuyến khích doanh
nghiệp phải phối hợp với các cơ sở đào tạo, trước
hết các doanh nghiệp phải tham gia xây dựng tiêu
chuẩn kỹ năng và tiêu chuẩn năng lực nghề, tích
cực tham gia vào quá trình đào tạo theo các cấp độ
khác nhau tùy theo năng lực của doanh nghiệp. Thí
điểm đào tạo theo mô hình “kép”, từ đó giảm dần
mua sắm thiết bị cho các cơ sở đào tạo, giao trách
nhiệm và kinh phí đào tạo thực hành cho các doanh
nghiệp. Tổ chức tốt công tác thông tin hai chiều giữa
cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp, giữa cơ sở đào
tạo với xã hội về yêu cầu và nhu cầu nhân lực, phát
triển mạnh sàn giao dịch việc làm có sự kết nối giữa
cơ sở đào tạo và doanh nghiệp.
Tài liệu tham khảo:
1. Hội nghị Trung ương 8 khoá XI, Nghị quyết số 29-NQ/TWngày 04/11/2013;
2. Chính phủ, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 Chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW;
3. Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động thương binh
và xã hội: Hội thảo “Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp
và khu chế xuất”.
1...,67,68,69,70,71,72,73,74,75,76 78,79,80,81,82,83,84,85,86,87,...90
Powered by FlippingBook