5.1. So ky 2 thang 11 - page 8

10
TÀI CHÍNH VĨ MÔ
cụ thể hóa Hiến pháp, bảo đảm tính đồng bộ, công
khai, minh bạch, ổn định và phù hợp với yêu cầu
thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế-xã
hội của đất nước và hội nhập quốc tế. Thực hiện cơ
cấu lại thu, chi NSNN bảo đảm theo mục tiêu, định
hướng đã đề ra. Từng bước thực hiện quản lý ngân
sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ (kết quả đầu
ra); thống kê ngân sách theo thông lệ và chuẩn mực
quốc tế. Thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo
đảm an ninh, an toàn tài chính quốc gia; kiên quyết
và kiên trì giảm mạnh bội chi NSNN.
Hai là,
thực hiện các giải pháp điều chỉnh chính
sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thuế, điều chỉnh
phạm vi, đối tượng, rà soát, thu hẹp diện miễn, giảm
thuế; nghiên cứu bổ sung thuế tài sản phù hợp với
điều kiện thực tế của Việt Nam. Hạn chế tối đa việc
lồng ghép các chính sách xã hội trong các luật về
thuế. Rà soát các chính sách ưu đãi ảnh hưởng đến
thu NSNN.
Ba là,
tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định
về đổi mới quản lý NSNN theo Luật NSNN. Sắp xếp
các khoản chi, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tăng
nguồn thu sự nghiệp, không ban hành các chính
sách, chế độ, các chương trình, đề án khi không cân
đối được nguồn; kiểm soát chặt chẽ việc ứng trước
dự toán, chi chuyển nguồn, chi từ nguồn dự phòng
NSNN. Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, phối
hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ.
Bốn là,
thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính trong
thu, chi NSNN. Tăng cường thanh tra, kiểm tra,
kiểm toán để chống thất thu, ngăn chặn các hành vi
gian lận thương mại, chuyển giá, trốn thuế, chống
thất thoát, lãng phí trong chi NSNN, đặc biệt là
trong chi đầu tư xây dựng cơ bản.
Năm là,
thực hiện quyết liệt, đồng bộ các cơ
chế, chính sách liên quan đến việc đổi mới cơ chế
tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công, đặc
biệt là đẩy nhanh lộ trình thực hiện điều chỉnh giá
dịch vụ sự nghiệp công tiến tới tính đủ chi phí,
góp phần nâng cao tính tự chủ của các đơn vị; có
lộ trình thực hiện giá thị trường đối với giáo dục,
y tế gắn với hỗ trợ đối tượng chính sách xã hội và
hộ nghèo; tạo điều kiện để cơ cấu lại chi NSNN,
dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương, đồng
thời đẩy mạnh việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại
tổ chức bộ máy.
Sáu là,
đẩymạnh cơ cấu lại và nâng cao chất lượng
quản trị, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà
nước. Nghiên cứu việc thành lập cơ quan chuyên
trách làm đại diện chủ sở hữu, quản lý vốn nhà
nước. Đẩy mạnh thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài
ngành và vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà
nước không cần nắm giữ hoặc nắm quyền chi phối
theo cơ chế thị trường đảm bảo tối đa hóa lợi ích của
Nhà nước và người dân.
Bảy là,
kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu nợ công
trong giới hạn cho phép; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh
Chính phủ cho các khoản vay mới; kiểm soát chặt
chẽ bội chi và nợ chính quyền địa phương; bố trí
nguồn bảo đảm trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Không
chuyển vốn vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ
thành vốn cấp phát NSNN. Không sử dụng NSNN
để cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, xử lý nợ xấu
hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, cấp vốn
điều lệ cho tổ chức tín dụng thương mại hoặc đóng
góp cổ phần tại các tổ chức tài chính quốc tế. Các
khoản vay mới chỉ thực hiện sau khi đã đánh giá
đầy đủ tác động lên quy mô nợ công và khả năng
trả nợ trong trung hạn.
Tám là,
tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật
đối với thị trường tài chính, bảo hiểm và dịch vụ kế
toán, kiểm toán; nâng cao hiệu lực, hiệu quả khai
thác nguồn lực tài chính trong việc quản lý, sử dụng
tài sản công; tăng cường và chủ động hội nhập quốc
tế trong lĩnh vực tài chính; hoàn thiện hệ thống
pháp luật về quản lý nợ công theo hướng điều chỉnh
phạm vi nợ công hợp lý, phù hợp với thông lệ quốc
tế và thực tế của Việt Nam.
Chín là,
tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính trong lĩnh vực tài chính. Thực hiện hiện đại
hóa công tác quản lý tài chính quốc gia thông qua
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng
hệ thống cơ sở dữ liệu tài chính quốc gia. Thúc đẩy
và tăng cường tính minh bạch các thông tin tài chính
ngân sách theo quy định. Giảm thời gian thực hiện
các thủ tục hành chính về thuế, hải quan.
Được biết, trong Kế hoạch tài chính 5 năm 2016 -
2020 lần này, Chính phủ đã dự kiến nguồn lực thực
hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, lương hưu và trợ
cấp ưu đãi người có công tăng bình quân khoảng 7
- 8%/năm... Việc điều chỉnh thực tế sẽ được Chính
phủ trình Quốc hội quyết định trong dự toán NSNN
hằng năm. Theo nhận định của các chuyên gia, để đạt
được định hướng nêu trên, đòi hỏi phải rất nỗ lực để
đạt được mức tăng trưởng kinh tế như dự kiến, thực
hiện thành công các giải pháp đã đề ra...
Tài liệu tham khảo:
1. Tài liệu Kế hoạch hành động trong giai đoạn 2014-2016 của ngành Tài
chính triển khai thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020, mof.gov.vn;
2. Kế hoạch chi tiêu trung hạn và yêu cầu đặt ra đối với xây dựng hệ thống
thông tin quản lý tài chính Chính phủ, mof.gov.vn;
3. Các website: tapchitaichinh.vn, thoibaotaichinhvietnam.vn,
baohaiquan.vn.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...90
Powered by FlippingBook