5.1. So ky 2 thang 11 - page 80

82
CHUYÊN ĐỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Giải pháp hợp lý
Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, việc
điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đã được Bộ này nhiều lần
đề xuất từ năm 2008 đến nay, bởi vậy đây không
phải là vấn đề mới. Các lý do chính để thực hiện
việc này đã ngày càng được làm rõ qua thực tiễn,
đó là: Dân số Việt Nam đang bước vào giai đoạn già
hóa nhanh; tận dụng được chất xám, kinh nghiệm
của những lao động cao tuổi; đảm bảo tính bền
vững của Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) trong bối
cảnh bội chi cao; thực hiện quyền bình đẳng giới
theo các Công ước quốc tế và theo xu thế chung mà
nhiều nước tiên tiến đã thực hiện.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban
Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, việc điều chỉnh
tăng tuổi nghỉ hưu giờ đã trở thành vấn đề bức thiết
để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước cũng như
quan hệ cung- cầu lao động, sự cân bằng giữa người
đóng BHXH và người. Tuy nhiên, việc điều chỉnh
tăng tuổi nghỉ hưu sẽ được tính toán dựa trên nhiều
phương diện: Sức khoẻ của người lao động, điều
kiện kinh tế - xã hội của đất nước; thị trường lao
động... Với những ngành nghề nặng nhọc, độc hại,
vùng sâu, vùng xa thì trước mắt chưa bàn đến điều
chỉnh, nhưng với những ngành nghề có điều kiện
thuận lợi thì phải bàn để không làm “chảy máu”
chất xám, lãng phí nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo ông Trần Đình Liệu, Phó Tổng Giám đốc
BHXH Việt Nam thì với mức đóng - mức hưởng
BHXH như hiện nay, nếu tăng mức đóng hoặc giảm
mức hưởng đều khó, mà cần thiết phải tăng tuổi
nghỉ hưu. Về nguyên tắc, điều này sẽ tác động đến
quỹ BHXH với số tiền đóng vào quỹ sẽ tăng tương
ứng với số năm tăng tuổi; quỹ chưa phải chi lương
hưu do người đó chưa hưởng lương hưu… dẫn đến
khả năng cân đối của quỹ BHXH được đảm bảo.
Khắc phục những bất hợp lý
Theo ông PhạmMinh Huân, để nâng tuổi nghỉ hưu,
trước hết phải sửa đổi, bổ sung Điều 187 của Bộ luật
Lao động với phương án cụ thể theo từng nhóm đối
tượng. Cụ thể, dự kiến phương án điều chỉnh tuổi nghỉ
hưu của nam từ 60 lên 62; nữ từ 55 lên 58, tuy nhiên
những nhóm lao động nặng nhọc, độc hại, lao động ở
vùng sâu, vùng xa vẫn có thể giữ nguyên độ tuổi nghỉ
hưu. Phương án mà Bộ LĐ-TB&XH dự kiến là sẽ bắt
đầu thực hiện từ năm 2020, mỗi năm tăng khoảng 4
tháng. Với người lao động thuộc lực lượng vũ trang
sẽ được điều chỉnh theo luật chuyên ngành, và tiếp tục
được tính toán khi có sự điều chỉnh Bộ luật Lao động.
Về phía BHXH Việt Nam, ông Trần Đình Liệu
cho biết: “Với vai trò là cơ quan thực hiện chính
sách, BHXH Việt Nam luôn bám sát tình hình, tổng
hợp và đưa ra những dự báo về chính sách; đồng
thời kiến nghị sửa luật trên cơ sở hài hòa, phù hợp
từng nhóm đối tượng, ngành nghề”.
Về lo ngại tăng tuổi nghỉ hưu, người trẻ sẽmất cơ hội
việc làm, ông Bùi Sỹ Lợi cho biết, các đơn vị sự nghiệp
công đang dần chuyển sang cơ chế tự chủ. Người trẻ
tốt nghiệp ra trường cũng đừng nghĩ phải vào biên chế,
phải ngồi vào một cái ghế công chức… bởi xã hội càng
phát triển thì nhu cầu việc làm càng cao.
Với những kết quả của Tọa đàm, đề xuất điều
chỉnh tuổi nghỉ hưu sẽ được các cấp có thẩm quyền
trình Chính phủ và trình Quốc hội cho ý kiến, phê
duyệt trong thời gian tới…
PV.
NHIỀU“BÀI TOÁN”ĐƯỢC“GIẢI”
QUA ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNHTUỔI NGHỈ HƯU
Đảm bảo sự cân bằng, bền vững cho Quỹ Bảo hiểm xã hội; tận dụng được chất xám, kinh nghiệm của
những lao động cao tuổi; thực hiện quyền bình đẳng giới; phù hợp với thông lệ quốc tế là những vấn đề
cốt lõi được đặt ra tại Tọa đàm trực tuyến “Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
tổ chức cuối tháng 10/2016…
Dự kiến trong năm 2017, Chính phủ sẽ nghiên
cứu trình Quốc hội điều chỉnh tuổi nghỉ hưu
phù hợp. Tuy nhiên, để làm được điều này,
trong năm 2016- 2017 cần phải tổng kết 3 năm
thực hiện Bộ luật Lao động 2012, sau đómới có
thể tiến hành sửa đổi, bổ sung để điều chỉnh
tuổi nghỉ hưu.
1...,70,71,72,73,74,75,76,77,78,79 81,82,83,84,85,86,87,88,89,...90
Powered by FlippingBook