5.1. So ky 2 thang 11 - page 9

11
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Tổng quan về các kết quả nghiên cứu trước đây
Truyền dẫn chính sách tiền tệ là một vấn đề được
đưa ra nghiên cứu sâu rộng, đặc biệt là kể từ bài
viết chuyên đề của Bernanke vào năm 1986, trong
đó cung cấp cách giải thích khác là nguồn gốc thực
tế và danh nghĩa của giá để giải thích mối quan hệ
giữa thu nhập và tiền. Tuy nhiên, những phát hiện
về hiệu quả từ các kênh khác nhau của truyền dẫn
là một vấn đề chưa được giải quyết.
Vì những quan điểm tương phản, để hiểu rõ hơn
về truyền dẫn chính sách tiền tệ, Frederic S.Mishkin
(1996) đã hệ thống cái nhìn bao quát và đầy đủ về
các cơ chế truyền dẫn này trong công trình nghiên
cứu “The Channels of Monetary Transmission
Lessons for Monetary Policy”. Kết quả nghiên cứu
được tóm tắt như sau:
- Kênh lãi suất truyền thống:
Kênh lãi suất là kênh
cơ bản, quan điểm của phái Keynes với mô hình
IS-LM phát biểu rằng, khi nới lỏng chính sách tiền
tệ, lãi suất thực giảm ( ir
), do đó làm giảm chi phí
vốn, dẫn đến tăng chi tiêu cho đầu tư (I
), từ đó dẫn
đến tăng tổng cầu và tăng sản lượng (Y
).
Một điểm quan trọng của kênh lãi suất này là
nhấn mạnh vào lãi suất thực hơn lãi suất danh
nghĩa khi lãi suất có ảnh hưởng tới đến quyết định
của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Việc lãi
suất thực có tác động đến chi tiêu chứ không phải
là lãi suất danh nghĩa. Khi lãi suất danh nghĩa ở
mức 0%, sự mở rộng cung tiền tệ (M
) có thể tăng
mức giá dự kiến (P
e
) khiến lạm phát dự kiến tăng
(
qua đó giảm mức lãi suất thực
(i
r
); ngay cả khi lãi suất danh nghĩa cố định ở 0%,
vẫn khuyến khích chi tiêu thông qua kênh truyền
dẫn bằng lãi suất đã nêu ở trên. Vì vậy, cơ chế này
chỉ ra rằng chính sách tiền tệ vẫn có thể có hiệu quả
ngay cả khi lãi suất danh nghĩa bị đẩy xuống 0%.
- Những kênh giá tài sản khác:
Một số quan điểm
phê phán phái trọng tiền đối với thuyết IS-LM trong
phân tích những tác động của chính sách tiền tệ lên
nền kinh tế cho rằng, nó chỉ tập trung chủ yếu vào
giá của một loại tài sản là tiền tệ, tức là lãi suất, mà
không đề cập đến giá của các tài sản khác. Bên cạnh
trái phiếu, có hai loại tài sản chính được quan tâm
đặc biệt trong lý thuyết về cơ chế truyền dẫn là
ngoại hối và cổ phiếu.
- Các kênh tín dụng:
Có 2 kênh truyền dẫn tiền tệ
cơ bản đều xuất phát từ kết quả của vấn đề thông tin
không cân xứng trong thị trường tín dụng là: Kênh
cho vay ngân hàng và kênh bảng cân đối tài sản.
Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu được thống kê theo quý trong giai đoạn
từ quý I/2000 đến quý IV/2014. Dữ liệu gồm 5 biến
sau đây:
GDP: Tổng sản phẩm quốc dân (tỷ VND). Nguồn
dữ liệu: Thống kê các chỉ tiêu tài chính quốc tế của
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFS-IMF).
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng (năm gốc 2005). Nguồn
dữ liệu: Thống kê các chỉ tiêu tài chính quốc tế của
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFS-IMF).
M2: Cung tiền M2 (tỷ VND). Nguồn dữ liệu:
Thống kê các chỉ tiêu tài chính quốc tế của Quỹ Tiền
tệ Quốc tế (IFS-IMF).
LSCB: Lãi suất cơ bản (%). Nguồn: Website của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
LSTCV: Lãi suất tái cấp vốn (%). Nguồn: Website
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
TÁC ĐỘNG CỦA KÊNH LÃI SUẤT
ĐẾN CHÍNH SÁCHTIỀNTỆ CỦAVIỆT NAM
ThS. NGUYỄN THỊ KIỀU NGA
- Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Chính sách tiền tệ giữ vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Để điều tiết
nền kinh tế, các nhà hoạch định chính sách phải có đánh giá chính xác về những ảnh hưởng của chính sách
tiền tệ. Kết quả nghiên cứu của bài viết góp phần khẳng định và làm rõ vai trò và tác động của chính sách
tiền tệ đối với việc kiềm chế lạm phát và điều tiết kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Từ khóa: Kênh lãi suất, lạm phát, GDP, chính sách tiền tệ
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...90
Powered by FlippingBook