5.1. So ky 2 thang 11 - page 90

92
Đồng thời với đó, DATC có trách
nhiệm phát hiện sớm tình hình
khó khăn trong thanh toán nợ để
có giải pháp khắc phục kịp thời
không để phát sinh các khoản nợ
quá hạn. Trường hợp không xử lý
kịp thời để phát sinh tình trạng nợ
phải trả quá hạn không thanh toán
trên 06 tháng, căn cứ vào hậu quả
của việc không xử lý kịp thời, chủ
sở hữu quyết định hình thức kỷ
luật theo quy định; Nếu không xử
lý kịp thời dẫn đến mất khả năng
thanh toán nợ thì phải chịu trách
nhiệm trước chủ sở hữu và trước
pháp luật.
Khi DATC có khả năng không
thanh toán đủ các khoản nợ và
các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn
phải trả thì Tổng giám đốc phải
báo cáo Hội đồng thành viên tìm
biện pháp khắc phục khó khăn về
tài chính và thông báo tình hình
tài chính của DATC cho tất cả chủ
nợ biết.
Trong trường hợp này, Chủ tịch
Hội đồng thành viên, thành viên
Hội đồng thành viên và Tổng Giám
đốc DATC không được quyết định
tăng tiền lương, không được trích
lợi nhuận và chi tiền thưởng cho
cán bộ quản lý và người lao động
của DATC.
Riêng đối với các khoản nợ
phải trả phát sinh khi DATC thực
hiện nhiệm vụ theo chỉ định của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
DATC có trách nhiệm báo cáo cấp
có thẩm quyền trong trường hợp
không đảm bảo khả năng thanh
toán nợ đến hạn để Bộ Tài chính,
Chính phủ xem xét, có biện pháp
xử lý. Măt khác, DATC được phép
loại trừ các khoản nợ phải thu,
phải trả khi thực hiện các nhiệm
vụ theo chỉ định của cấp có thẩm
quyền để đánh giá, giám sát đầu
tư vốn Nhà nước, giám sát tình
hình tài chính, đánh giá hiệu quả
hoạt động và công khai thông tin
tài chính của DATC.
n
sở để theo dõi, đối chiếu khoản nợ
theo sổ sách với khách nợ và đánh
giá hiệu quả của phương án; Các
khoản nợ tiếp nhận, DATC có trách
nhiệm theo dõi ngoài bảng cân
đối kế toán, quản lý phù hợp với
tính chất và thời gian các khoản nợ
tiếp nhận để theo dõi xử lý.
Đối với nợmua theo chỉ định, nợ
tiếp nhận theo chỉ định, nợ phát
sinh khi thực hiện nhiệm vụ theo
chỉ định, DATC có trách nhiệm xây
dựng phương án đảm bảo phù
hợp với ý kiến chỉ đạo của cấp có
thẩm quyền. DATC thực hiện theo
dõi, hạch toán riêng làm cơ sở để
xác định kết quả việc thực hiện
nhiệm vụ.
Nợ không có khả năng thu hồi
sau khi đã xử lý theo quy định,
DATC vẫn phải theo dõi ngoài bảng
cân đối kế toán và trong thuyết
minh báo cáo tài chính trong thời
hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày
thực hiện xử lý và có các biện pháp
để thu hồi nợ, nếu thu hồi được nợ
thì số tiền thu hồi được sau khi trừ
đi các chi phí liên quan, DATC được
hạch toán vào thu nhập khác.
Xây dựng kế hoạch trả nợ, cân
đối dòng tiền đảm bảo trả nợ;
Thanh toán các khoản nợ phải trả
theo đúng thời hạn đã cam kết;
Quản lý và điều hành bảo đảm
khả năng thanh toán các khoản
nợ (không bao gồm nợ phải trả
phát sinh khi thực hiện các nhiệm
vụ theo chỉ định của cấp có thẩm
quyền).
sinh các khoản nợ phải trả quá
hạn, nợ phải thu không có khả
năng thu hồi, định kỳ đối chiếu
công nợ.
Bên cạnh đó, DATC phải thực
hiện trích lập dự phòng nợ phải
thu khó đòi cụ thể như: Thực hiện
trích lập dự phòng giảm giá hàng
tồn kho đối với hàng tồn kho đối
với các tài sản tiếp nhận từ các
DNNN thực hiện sắp xếp, chuyển
đổi sở hữu hoặc theo chỉ định của
cấp có thẩm quyền; Trích lập dự
phòng nợ phải thu khó đòi cho
các khoản nợ DATC dùng vốn kinh
doanh đểmua theo thỏa thuận, chỉ
định và nợ phải thu khó đòi phát
sinh từ hoạt động kinh doanh của
DATC. Tuy nhiên, không thực hiện
trích lập dự phòng nợ phải thu khó
đòi cho các trường hợp là nợ tiếp
nhận từ các DN thực hiện sắp xếp,
chuyển đổi sở hữu hoặc theo chỉ
định của cấp có thẩm quyền; Nợ
phải thu khi Công ty thực hiện các
nhiệm vụ theo chỉ định của cấp có
thẩm quyền.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng cho
phép DATC dùng vốn kinh doanh
để mua theo thỏa thuận và chỉ
định thì căn cứ phương án thu hồi
nợ và đánh giá khả năng trả nợ
của DN khách nợ, DATC quyết định
mức trích lập dự phòng căn cứ
Quy chế do Hội đồng thành viên
Công ty ban hành. Nếu thực hiện
thoái vốn thấp hơn giá trị sổ sách
kế toán của khoản đầu tư, DATC
phải thực hiện trích lập dự phòng
bổ sung đủ để bù đắp tổn thất các
khoản đầu tư tài chính. Các khoản
nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại
tệ, DATC phải mở sổ theo dõi
nguyên tệ (bao gồm cả gốc và lãi),
quy đổi ra đồng Việt Nam, đánh
giá lại và xử lý chênh lệch tỷ giá
theo quy định.
Tuy nhiên, các phương án mua
nợ phải lập hồ sơ riêng để theo
dõi, quản lý ngoài bảng cân đối kế
toán giá trị khoản nợ gốc làm cơ
DATC phải theo dõi ngoài bảng
cân đối kế toán và trong thuyết
minh báo cáo tài chính trong thời
hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày
thực hiện xử lý và có các biện pháp
để thu hồi nợ…
DATC: ĐẨY MẠNH XỬ LÝ NỢ XẤU, TÁI CƠ CẤU DOANH NGHIỆP
1...,80,81,82,83,84,85,86,87,88,89 90
Powered by FlippingBook