5.1. So ky 2 thang 12 - page 12

14
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Đ
ề án “Xây dựng và phát triển thị trường
chứng khoán phái sinh Việt Nam” đang
từng bước được hoàn thiện cùng với sự
phát triển kinh tế của đất nước và nhận được sự
quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước
đang được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho thị trường
chứng khoán (TTCK) phá triển mạnh mẽ, thu hút
nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia tích cực
hơn nữa. Để đưa TTCK phái sinh nhanh chóng đi
vào vận hành, phát triển, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 42/NĐ-CP, ngày 5/5/2015 về chứng
khoán phái sinh và TTCK phái sinh cũng được
ban hành.
Cũng như các thị trường khác, TTCK phái sinh
phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố vĩ mô. Mục
tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển TTCK phái sinh tại TP. Hồ
Chí Minh, từ đó, đề xuất một số gợi ý để TTCK
phái sinh Việt Nam có thể phát triển. Đối tượng
của nghiên cứu là TTCK thời gian từ tháng 04/2016
đến tháng 06/2016.
Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Xem xét các nghiên cứu đã được thực hiện, đối
với các nhân tố ảnh hưởng đến TTCK phái sinh,
bài viết đề xuất mô hình gồm 5 nhóm nhân tố,
trong đó, các nhóm nhân tố trong giả thiết từ H1
đến H5 là biến độc lập và 1 nhóm nhân tố H6 là
biến phụ thuộc. Các giả thiết của mô hình được
trình bày cụ thể ở bảng 1. Thang đo và độ tin cậy
của các biến được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s
Anpha và phương pháp phân tích nhân tố EFA.
Các phân tích trên được thực hiện với sự hỗ trợ
của phần mềm SPSS phiên bản 16.
Phương pháp lấy mẫu thuận tiện được sử
dụng trong nghiên cứu này. Thang đo Likert với
dãy giá trị từ 1 đến 5 được sử dụng để đo lường
cảm nhận của đối tượng khảo sát đối với các yếu
tố ảnh hưởng đến hình thành và phát triển TTCK
phái sinh. Bảng câu hỏi được xây dựng sau quá
trình phỏng vấn trực tiếp đối với các chuyên gia
trong lĩnh vực thị trường tài chính, TTCK, để
đảm bảo là phù hợp với nghiên cứu này. Trong
số bảng câu hỏi được gửi trực tiếp là 226 người,
nhận được phản hồi đầy đủ là 221 người (tỷ lệ
97,78%). Trong đó, nhà đầu tư có tìm hiểu các
công cụ phái sinh là 87% và phương tiện sử dụng
để tìm hiểu về công cụ 100% là mạng internet. Số
lượng đối tượng khảo sát có nhu cầu tự đào tạo,
tham gia các khóa học về các công cụ phái sinh
và TTCK phái sinh là 78%. Số còn lại 22% là chưa
có nhu cầu.
Kết quả phân tích
Dữ liệu thu thập được phân tích bằng phần
mềm SPSS 16. Đầu tiên là kiểm định độ tin cậy
Cronbach’s Anpha đối với các nhóm yếu tố đều
lớn hơn 0,6. Tiếp theo là phân tích nhân tố cho
các biến độc lập. Với kết quả trên, mô hình nghiên
cứu gồm 5 nhân tố sẽ được điều chỉnh còn 4 nhân
tố mới và 4 nhân tố này sẽ được sử dụng để phân
tích hồi quy đa biến.
Phân tích hồi quy tuyến tính bội về mối quan
hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến hình thành và
phát triển TTCK phái sinh (bảng 3) cho thấy giá trị
Sig. <0,05. Hệ số xác định R2 điều chỉnh là 30,3%
CÁC NHÂNTỐ ẢNHHƯỞNG
ĐẾNTHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNPHÁI SINHVIỆT NAM
ThS. PHẠM THỊ BÍCH THẢO
- Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Việt Nam đang trong giai đoạn gấp rút thực hiện đề án “Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán
phái sinh Việt Nam”. Bài viết nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán phái sinh
tại Việt Nam qua các khảo sát được thực hiện trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp các nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán, nhân viên công ty chứng khoán. Phân tích từ các nghiên cứu, khảo sát, kết quả thu được có
5 yếu tố tác động đến phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam gồm: thể chế, chính sách
pháp luật, yếu tố kinh tế, xã hội, công nghệ. Trên cơ sở kết quả phân tích, một số gợi ý được đề xuất hỗ trợ
thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư.
Từ khóa: Thị trường chứng khoán, thị trường tài chính, chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...110
Powered by FlippingBook