5.1. So ky 2 thang 12 - page 17

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
19
cao, thương mại nội ngành hàng nông sản càng lớn.
Theo Barker (1977) các quốc gia có mức thu
nhập bình quân đầu người cao thì cơ cấu về cầu
sẽ phức tạp và có sư khác biêt hơn. Mức thu nhập
tác động đến nhu cầu tiêu dùng, thu nhập khác
nhau sẽ có nhu cầu về hàng nông sản khác nhau.
Các nhà sản xuất dựa vào mức thu nhập của người
dân sản xuất ra loại hàng nông sản phù hợp và
được nhiều người ưa chuộng, số ít người còn lại
thì sử dụng hàng nông sản được nhập khẩu từ các
nước khác. Vì vậy, kỳ vọng có tương quan cùng
chiều giữa mức thu nhập bình quân đầu người với
thương mại nội ngành.
Giả thuyết 4: Sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu
người giữa các nước càng nhỏ, thương mại nội ngành
hàng nông sản càng lớn.
Về phía cầu, theo Linder (1961) đã chỉ ra sự khác
biệt trong cấu trúc cầu dựa trên sự khác biệt về thu
nhập bình quân đầu người. Người dân ở các quốc
gia có thu nhập bình quân đầu người thấp có thể
muốn tiêu thụ hàng nông sản với tiêu chuẩn chất
lượng thấp hơn; còn người tiêu dùng ở các nước
có thu nhập cao hơn sẽ có đòi hỏi chất lượng hàng
nông sản và sự khác biệt hóa sản phẩm phức tạp
hơn. Như vậy, sẽ ít có sự chồng chéo trong cấu trúc
cầu giữa quốc gia có thu nhập thấp và quốc gia có
thu nhập cao.
Về phía cung, theo Falvey và Kierzkowski
(1987) cho rằng, các nước có thu nhập cao có
lượng vốn dồi dào sẽ sản xuất hàng nông sản
thâm dụng vốn với chất lượng cao, ngược lại
nước có thu nhập thấp với lực lượng lao động dồi
dào sẽ sản xuất hàng nông sản thâm dụng nhiều
lao động, do đó chất lượng hàng nông sản thấp
hơn. Như vậy, sự khác biệt ở thu nhập bình quân
đầu người được kỳ vọng có tương quan ngược
chiều với thương mại nội ngành. Trong nghiên
cứu này, sự khác biệt về thu nhập đầu người
được ký hiệu là DPCI theo Balassa &Bauwens
(1987) được tính toán như sau:
DPCI
ij
=
1
+
w
ln(
w
)
+
(1
w
) ln(1
w
)
ln2
Trong đó:
j
i
i
PCI
PCI
PCI
w
+
=
Giả thuyết 5: Khoảng cách địa lý càng xa, thương mại
nội ngành hàng nông sản càng bị thu hẹp.
Khi Việt Nam và đối tác thương mại gần nhau về
mặt địa lý thì chi phí vận chuyển và chi phí thông
tin thấp hơn, văn hóa tương đồng, do đó có thể làm
tăng thương mại nội ngành. Đặc biệt, nếu các quốc
gia có đường biên giới chung thì thương mại nội
ngành của Việt Nam với các đối tác thương mại
có thể cao hơn khi không chung biên giới. BOR là
biến giả, nó nhận giá trị 1 nếu các nước tiếp giáp
với nhau và nhận giá trị 0 khi các nước không tiếp
giáp với nhau. Với khoảng cách địa lý ngắn hơn và
đường biên giới chung thì kỳ vọng gia tăng cường
độ thương mại nội ngành.
Giả thuyết 6: Quy mô dân số càng lớn, thương mại
nội ngành hàng nông sản càng lớn.
Quy mô dân số phản ánh nguồn lực lao động
của mỗi quốc gia mà nguồn lao động là yếu tố quan
trọng góp phần nâng cao khả năng sản xuất của
mỗi quốc gia và lượng hàng xuất khẩu. Đồng thời,
quy mô dân số càng lớn thì đòi hỏi thị trường tiêu
thụ sản phẩm càng lớn. Thêm vào đó là sự đa dạng
hóa trong nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa sẽ
góp phần thu hút hàng hóa nhập khẩu. Chính điều
này sẽ khiến thương mại nội ngành hàng nông sản
tăng lên. Nghiên cứu kỳ vọng mối tương quan cùng
chiều giữa yếu tố quy mô dân số với thương mại
nội ngành.
Giả thuyết 7: Độ mở nền kinh tế càng lớn, thương
mại nội ngành hàng nông sản càng phát triển.
Các nghiên cứu của Leamer (1988) cho rằng, độ
mở nền kinh tế càng lớn thì khối lượng thương mại
và sản phẩm đa dạng càng lớn. Trên phương diên
lý thuyết, thương mại nội ngành có quan hê cùng
chiều với độ mở của nền kinh tế. Lee and Lee (1993)
chứng minh rằng, các quốc gia có rào cản thương
mại thấp thường có mức độ thương mại nội ngành
cao. Nghiên cứu kỳ vọng yếu tố độ mở nền kinh
tế có tương quan cùng chiều với thương mại nội
ngành. Độ mở của nền kinh tế đươc tính bằng tỷ
trọng của tổng giá trị xuất khẩu so với tổng GDP của
nước đó.
Giả thuyết 8: Mức độ mất cân bằng thương mại càng
lớn, thương mại nội ngành hàng nông sản càng nhỏ.
Leitão và Faustino (2009) cho rằng, sự mất cân
bằng thương mại là một trong của các biến giải
thích trong việc ước lượng các yếu tố tác động
đến thương mại nội ngành. Mức độ mất cân đối
trong thương mại sẽ làm giảm thương mại hai
chiều giữa hai quốc gia. Nghiên cứu sự mất cân
bằng thương mại TIMBij như là một yếu tố kiểm
soát sự thiên lệch trong ước lượng của thương mại
nội ngành và bài viết kỳ vọng có mối tương quan
ngược chiều giữa sự mất cân bằng thương mại
với thương mại nội ngành. TIMBij được xác định
như sau:
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,...110
Powered by FlippingBook