5.1. So ky 2 thang 12 - page 18

20
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
TIMB
!
=
X
ij
M
ij
(
X
ij
+
M
ij
)
Trong đó: Xij là giá trị xuất khẩu của Việt Nam
sang các thành viên APEC; Mij là giá trị nhập khẩu
của Việt Nam từ các thành viên APEC.
Giả thuyết 9: Đầu tư trực tiếp nước ngoài càng lớn,
thương mại nội ngành hàng nông sản càng lớn.
Theo Caves (1981), do cầu khác nhau về cùng
một sản phẩm như nhau mà sản xuất lại tùy thuộc
vào quy mô kinh tế, theo đó kỳ vọng yếu tố FDI
tương quan cùng chiều với thương mại nội ngành.
Giả thuyết 10: Sự biến động về tỷ giá hối đoái càng
lớn, thương mại nội ngành hàng nông sản càng giảm.
Theo nghiên cứu của Serlega và Shin (2007),
Rault và cộng sự (2007) cho thấy, sự biến động về
tỷ giá hối đoái càng cao thì mức độ thương mại nội
ngành của quốc gia đó sẽ càng giảm. Vì vậy, nghiên
cứu kỳ vọng có mối tương quan ngược chiều giữa
sự biến động của tỷ giá hối đoái với thương mại nội
ngành. Yếu tố sự biến động tỷ giá được xác định
bằng công thức sau:
EXCH
ij
=
ex
it
ex
it
1
ex
jt
ex
jt
1
⎜⎜
⎟⎟
ex
jt
ex
it
Trong đó: Exit Tỷ giá hối đoái (tính bằng USD)
của VN năm t; ex jt Tỷ giá hối đoái tính (bằng USD)
của đối tác thương mại năm t.
Giả thuyết 11: Diện tích đất nông nghiệp càng lớn,
IIT hàng nông sản càng lớn.
Nghiên cứu của Jambor (2014) chỉ ra rằng, quốc
gia nào có yếu tố đất đai trong nông nghiệp lớn, thì
có tiềm năng sản xuất hàng nông sản quy mô lớn, có
khả năng đáp ứng nhu cầu của quy mô thị trường
lớn. Ở đây, nghiên cứu kỳ vọng mối tương quan
cùng chiều giữa yếu tố diện tích đất nông nghiệp
với thương mại nội ngành.
Giả thuyết 12: Độ lớn của thương mại nội ngành
hàng nông sản có mối tương quan cùng chiều với việc
tham gia vào các liên kết kinh tế khu vực.
Khi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới, việc giảm dần các rào cản thương mại quốc tế
sẽ làm gia tăng thương mại nội ngành. FTA là biến
giả, nhận giá trị 1 nếu có hiệp định thương mại tự
do song phương giữa Việt Nam và đối tác khác, nếu
không thì nhận giá trị 0, từ đó kỳ vọng kết quả ước
lượng sẽ mang dấu dương.
Kết quả ước lượng mô hình
Sử dụng phương pháp kiểm định Hausman
bằng phần mềm Stata phiên bản 12 cho kết quả với
p-value> 0,05 nên áp dụng phương pháp tác động
ngẫu nhiên (REM) và sử dụng dữ liệu mảng cho kết
quả ước lượng các yếu tố tác động đến thương mại
nội ngành của Việt Nam với các thành viên APEC
giai đoạn 1997 – 2014. Theo kết quả này, các hệ số
hồi quy đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%,
trừ nhân tố mức độ mất cân bằng trong thương mại,
FDI và biến động tỷ giá hối đoái. Điều đó có nghĩa,
các nhân tố đều có tác động đến thương mại nội
ngành hàng nông sản của Việt Nam với các thành
viên APEC chỉ trừ nhân tố mức mất cân bằng trong
thương mại, FDI và biến động tỷ giá hối đoái.
Yếu tố quy mô kinh tế có ảnh hưởng quan trọng
và tích cực đến thương mại nội ngành. Điều đó,
phản ánh thương mại nội ngành hàng nông sản của
Việt Nam có khả năng diễn ra với các nền kinh tế
lớn hơn so với những nền kinh tế nhỏ. Quy mô kinh
tế của Việt Nam và đối tác thương mại tăng 1% thì
mức độ thương mại nội ngành hàng nông sản của
Việt Nam và đối tác thương mại sẽ tăng thêm trung
bình lần lượt là 4,805%.
Bên cạnh đó, sự khác biệt về quy mô kinh tế giữa
Việt Nam và đối tác thương mại có ảnh hưởng tiêu
cực đến thương mại nội ngành. Sự khác biệt quy mô
kinh tế tăng 1% thì mức độ thương mại nội ngành
hàng nông sản của Việt Nam và đối tác thương mại
sẽ giảm bình quân -0,078%. Khi 2 nền kinh tế có sự
tương đồng về quy mô kinh tế càng lớn thì cơ cấu
cầu sẽ tương tự nhau về sản phẩm khác biệt. Hai
quốc gia càng có sư khác biêt về nguồn lưc sẵn có
thì khả năng về thương mại nội ngành càng thấp.
Thương mại nội ngành hàng nông sản của Việt
Nam có khả năng diễn ra với các nước có thu nhập
bình quân đầu người cao hơn với nước có thu nhập
bình quân đầu người nhỏ. Yếu tố thu nhập bình
quân đầu người của Việt Nam và đối tác thương
mại tăng 1% thì thương mại nội ngành hàng nông
sản của Việt Nam và đối tác thương mại sẽ tăng
thêm trung bình là 5,617%.
Yếu tố sự khác biệt về thu nhập bình quân đầu
người giữa Việt Nam và các nước tăng 1% thì mức
độ thương mại nội ngành hàng nông sản sẽ giảm
trung bình là 0,173%. Kết quả này phản ánh đúng lý
thuyết do sự khác biệt về thu nhập càng lớn, .
Yếu tố quy mô dân số cũng có ảnh hưởng tích
cực đối với thương mại nội ngành. Khi quy mô dân
số càng lớn thì đòi hỏi thị trường tiêu thụ hàng nông
sản càng lớn, bởi hầu hết các mặt hàng nông sản
là thiết yếu với đời sống con người. Điều này cho
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20,21,22,23,24,25,26,27,28,...110
Powered by FlippingBook