5.1. So ky 2 thang 12 - page 22

24
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Thực trạng áp dụng các biện pháp
phòng vệ thương mại tại Việt Nam
Những năm qua, các vụ kiện phòng vệ thương
mại (PVTM) điển hình ở Việt Nam có thể kể tới
như: Vụ kiện chống bán phá giá thép không gỉ
năm 2013; vụ kiện chống bán phá giá thép mạ
(tôn mạ) năm 2016. Bên cạnh đó, còn có các vụ
việc liên quan đến vấn đề áp dụng biện pháp tự
vệ thương mại như: Kính nổi (2009), dầu thực
vật (2012), bột ngọt (2015), phôi thép và thép dài
(2015), tôn màu (2016).
Chẳng hạn như vụ kiện chống bán phá giá
thép mạ (tôn mạ) năm 2016. Đây là vụ kiện
chống bán phá giá thứ 2 của Việt Nam sau vụ
kiện chống bán phá giá thép không gỉ năm 2013.
Vụ kiện chống bán phá giá thép mạ đã được yêu
cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của
4 nhà sản xuất thép mạ của Việt Nam bao gồm:
Công ty cổ phần China Steel Sumikin Việt Nam,
Công ty Tôn Phương Nam, Công ty thép Nam
Kim, Công ty Tôn Đông Á. Sau 6 tháng kể từ
ngày ra quyết định điều tra, ngày 01/9/2016,
Bộ Công Thương ban hành Quyết định 3584/
QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán
phá giá tạm thời sản phẩm thép mạ nhập khẩu
vào Việt Nam từ Trung Quốc (bao gồm Hồng
Kông) và Hàn Quốc. Theo đó, thuế chống bán
phá giá tạm thời có hiệu từ ngày 16/9/2016 đến
hết ngày 13/01/2017.
Hay một ví dụ khác về việc áp dụng biện pháp
tự vệ thương mại đối với tôn màu. Cụ thể, ngày
24/5/2016, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công
Thương) đã nhận được đơn yêu cầu áp dụng biện
pháp tự vệ thương mại đối với mặt hàng tôn màu
nhập khẩu của Công ty luật hợp danh Nghiêm
và Chính đại diện cho nhóm các công ty sau đây:
Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc, Công ty cổ phần
thép Nam Kim và Công ty cổ phần Tôn Đông
Á. Trên cơ sở đơn kiện, ngày 6/7/2016, Bộ Công
Thương ra quyết định khởi xướng điều tra. Hiện
tại vụ việc này đang trong giai đoạn điều tra và
vẫn chưa có kết luận chính thức...
Theo kết quả khảo sát của tác giả về mức
độ hiểu biết và nhu cầu áp dụng các biện pháp
PVTM của doanh nghiệp (DN) Việt Nam được
tiến hành từ tháng 9/2014 đến tháng 1/2015, với
1.000 DN (bao gồm cả DN trong nước và DN
FDI) thuộc 7 ngành sản xuất, được lựa chọn
theo nhu cầu áp dụng các biện pháp PVTM do
sự suy giảm của thuế nhập khẩu khi Việt Nam
thực hiện các cam kết với Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO) hoặc cam kết trong các hiệp
định của ASEAN. Khảo sát này đã thu được
phản hồi từ 117 DN, phần lớn có quy mô nhỏ và
vừa (80% số DN có từ 200 lao động trở xuống).
Kết quả khảo sát cho thấy, những thông tin hữu
ích về nguyên nhân của thực trạng áp dụng các
biện pháp PVTM lên hàng hóa nước ngoài tại
Việt Nam sau hơn 10 năm quy định về PVTM
có hiệu lực.
Những khó khăn và thách thức
Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được
trong thực hiện biện pháp PVTM ở Việt Nam còn
gặp phải một số khó khăn, hạn chế như:
Thứ nhất, từ phía DN và hiệp hội
PVTM được xem là công cụ duy nhất nằm
trong tầm tay của các DN nội địa vì chính các
TĂNG CƯỜNG ÁP DỤNG
CÁC BIỆNPHÁP PHÒNGVỆ THƯƠNGMẠI TẠI VIỆT NAM
ThS. LỮ THỊ THU TRANG
– Đại học Ngoại thương
Mặc dù hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại ở nước
ngoài, tuy nhiên nước ta lại chỉ sử dụng công cụ phòng vệ thương mại 7 lần với 5 vụ kiện tự vệ và 2 vụ kiện
chống bán phá giá. Bài viết phân tích thực tế áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tại Việt Nam,
đưa ra giải pháp tăng cường áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trước tác động của bối cảnh hội
nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.
Từ khóa: Phòng vệ thương mại, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ thương mại
1...,12,13,14,15,16,17,18,19,20,21 23,24,25,26,27,28,29,30,31,32,...110
Powered by FlippingBook