5.1. So ky 2 thang 12 - page 25

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
27
giá trị bình thường của hàng hóa trong xác định
biên độ phá giá; Yêu cầu về việc sử dụng bằng
chứng xác thực hay xác định thiệt hại khách quan
cũng như yêu cầu về việc đánh giá tác động của
các nhân tố khác đến tình trạng của ngành công
nghiệp nội địa trong xác định thiệt hại của ngành
công nghiệp nội địa…
- Liên quan đến các quy định về chống trợ
cấp: Cần phải có quy định cụ thể của Việt Nam
bên cạnh quy định của WTO về việc xác định lợi
ích trong điều tra trợ cấp, các hình thức trợ cấp,
trong đó xác định rõ trợ cấp bị cấm và trợ cấp
không bị cấm.
- Liên quan đến quy định về tự vệ thương
mại: Cần bổ sung quy định cụ thể về các tiêu
chí cũng như phương pháp để chứng minh việc
gia tăng hàng hóa nhập khẩu một cách đột biến;
quy định về việc xác định những tác động tiêu
cực của các yếu tố liên quan khác và phân biệt
chúng với những tác động do sự gia tăng hàng
hóa nhập khẩu đối với nền sản xuất nội địa khi
phân tích mối quan hệ nhân quả trong trường
hợp áp dụng biện pháp tự vệ với hàng hóa nhập
khẩu vào Việt Nam.
Thứ tư, đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Các cơ quan quản lý liên quan đến lĩnh vực
PVTM như Bộ Công Thương, cụ thể là Cục Quản
lý Cạnh tranh và Hội đồng xử lý vụ việc PVTM
cần thường xuyên tổ chức các hoạt động hướng
dẫn và tư vấn cho DN. Đồng thời, hỗ trợ các DN
hoàn thiện bộ hồ sơ khởi kiện cũng như các thông
tin, bằng chứng cần phải bổ sung hay cung cấp
trong quá trình điều tra vụ việc.
Xét đến tầm quan trọng của các biện pháp
PVTM trong thời gian tới, để có thể gia tăng
hiệu quả trong cơ chế phối hợp giữa các cơ quan
quản lý nhà nước có liên quan cần xây dựng
một cơ quan liên ngành với bộ phận chuyên
về các vấn đề PVTM. Bộ phận này được xây
dựng từ việc tập hợp cán bộ đại diện cho các
bộ ngành liên quan như: Hải quan, Tài chính,
Công Thương, Ngoại Giao, Thống kê… Mỗi đại
diện sẽ là đầu mối để cung cấp các thông tin cần
thiết trong các vụ khởi kiện cũng như đối phó
với các vụ kiện PVTM tại nước ngoài. Bộ phận
này đóng vai trò hỗ trợ hiệu quả từ việc cảnh
báo đến cả quá trình khởi kiện cũng như kháng
kiện PVTM của Việt Nam.
Như vậy, việc nâng cao nhận thức và năng
lực sử dụng công cụ PVTM của DN dường
như sẽ khó có thể thực hiện được trọn vẹn nếu
không có sự phối hợp, hỗ trợ của Nhà nước,
đặc biệt là từ các cơ quan liên quan tới vấn đề
này. Do số lượng các vụ kiện chưa nhiều và
chưa đầy đủ cả ba biện pháp, cũng như hạn chế
của bài viết trong việc tiếp cận các thông tin
thực tế của các bên liên quan trong quá trình
điều tra các vụ việc này. Đồng thời, lĩnh vực và
số lượng các DN tham gia khảo sát còn hạn chế.
Do đó, các phân tích trong bài chưa khái quát
hết được tất cả các vấn đề cũng như nguyên
nhân mà doanh nghiệp nội địa cũng như cơ
quan quản lý gặp phải trong quá trình áp dụng
các biện pháp PVTM. Đây có thể là gợi ý cho
các nghiên cứu tiếp theo có thể được phát triển
trong tương lai.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Công Thương (2015), Thông báo về việc điều tra áp dụng biện pháp
tự vệ đối với mặt hàng bột ngọt;
2. Bộ Công Thương (2016), Thông báo về việc điều tra áp dụng biện
pháp PVTM;
3. Bộ Công Thương (2016), Thông báo về việc áp dụng biện pháp tự vệ
chính thức đối với phôi thép;
4. Bộ Công Thương (2016), Thông báo về việc tiến hành điều tra áp dụng
biện pháp tự vệ đối với mặt hàng tôn màu;
5. Cục Quản lý cạnh tranh (2013), Báo cáo cuối cùng điều tra áp dụng
biện pháp tự vệ thương mại đối với sản phẩm dầu thực vật tinh luyện
nhập khẩu vào Việt Nam, (8/2013);
6. Cục Quản lý cạnh tranh (2014), Báo cáo cuối cùng vụ việc điều tra
chống bán phá giá một số mặt hàng thép không gỉ cán nguội;
7. Cục Quản lý cạnh tranh (2010), Báo cáo cuối cùng vụ việc điều tra áp
dụng biện pháp tự vệ thương mại lên kính nổi nhập khẩu vào Việt
Nam;
8. Cục Quản lý cạnh tranh (2016), Báo cáo cuối cùng về việc áp dụng biện
pháp tự vệ chính thức đối với mặt hàng bột ngọt;
9. Marc L, Eric R và Gregory S. (2008), Does Legal Capacity Matter?
Explaining Dispute Initiation and Antidumping Actions in the WTO,
Phòng Giải quyết tranh chấp và các Khía cạnh pháp lý quốc tế của
ICTSD;
10. Trung tâm WTO (2015), Báo cáo “Sử dụng các công cụ PVTM trong
bối cảnh Việt Nam thực thi các FTAs và Cộng đồng kinh tế ASEAN”.
Theo quy định củaWTO, để đứng đơn khởi kiện
chống bán phá giá, chống trợ cấp hoặc tự vệ,
bên đi kiện phải có đủ tư cách khởi kiện, tức là
phải đáp ứng được ít nhất 02 điều kiện: doanh
nghiệp khởi kiện phải sản xuất ra ít nhất 25%
tổng lượng sản phẩm liên quan tại Việt Nam;
đơn kiện nhận được sự ủng hộ của các doanh
nghiệp sản xuất ra ít nhất 50% tổng lượng sản
phẩm liên quan đến sản xuất tại Việt Nam.
1...,15,16,17,18,19,20,21,22,23,24 26,27,28,29,30,31,32,33,34,35,...110
Powered by FlippingBook