5.1. So ky 2 thang 12 - page 27

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
29
vốn đầu tư nước ngoài (FDI) liên tục phát triển cả
về tổng vốn, cả về số dự án, cả về quy mô vốn/ dự
án… Giai đoạn 1991 - 1997 đã diễn ra làn sóng FDI
vào Việt Nam lần thứ nhất với 2.230 dự án và vốn
đăng ký là 16,244 tỷ USD. Việc thực hiện các cam
kết hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là cam kết gia
nhập WTO đã giúp hoàn thiện và làm minh bạch
hệ thống pháp luật, nâng cao sức hấp dẫn của Việt
Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài. Vốn FDI giai
đoạn 2006-2016 đã có mức tăng trưởng cao, theo
báo cáo giám sát của Ủy ban kinh tế Quốc hội thì
FDI giải ngân và tỷ lệ đóng góp vào vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội luôn tăng ổn định.
Cũng theo số liệu tại bảng xếp hạng V1000 -
Top 1000 doanh nghiệp (DN) đóng thuế thu nhập
lớn nhất tại Việt Nam năm 2015 thì có hơn 30%
DN FDI với hơn 20.000 tỷ đồng thuế thu nhập và
thu ngân sách, đóng góp 67% vào tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu cả nước, giải quyết việc làm cho
khoảng 3 triệu lao động trực tiếp và hàng chục
triệu lao động gián tiếp, góp phần tăng vốn đầu
tư phát triển xã hội, tăng kim ngạch xuất khẩu,
phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và giải
quyết các vấn đề xã hội.
Một số vấn đề đặt ra
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ vẫn còn
tồn tại một số hạn chế và bất cập cần quan tâm để
rút ra những bài học kinh nghiệm khắc phục các
hạn chế cụ thể:
Một là,
thể chế pháp luật kinh tế ngày càng hoàn
thiện nhưng chất lượng chưa cao, các chính sách
kinh tế chưa đủ mạnh để tận dụng các cơ hội do
hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Việc triển khai
hội nhập kinh tế quốc tế chưa thực sự gắn kết đầy
đủ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các
chiến lược phát triển ngành. Việc tập trung các nỗ
lực hội nhập kinh tế vào khu vực Đông Á đã làm
tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế nước ta vào các
nền kinh tế lớn trong khu vực về các nguồn nguyên
phụ liệu, máy móc thiết bị, đầu tư, công nghệ và
tài chính.
Hai là,
chất lượng tăng trưởng kinh tế vẫn chưa
được cải thiện về căn bản. Hiệu quả đầu tư chưa
đạt được như mong muốn. Tăng trưởng kinh tế
phần nhiều dựa vào các yếu tố như tín dụng, lao
động rẻ mà thiếu sự đóng góp đáng kể của việc gia
tăng năng suất lao động hay hàm lượng tri thức.
Ba là,
cán cân thương mại dần được cải thiện
và có thặng dư, tuy nhiên, dù tăng trưởng xuất
khẩu nhanh nhưng chưa thực sự vững chắc, chất
lượng tăng trưởng và hiệu quả xuất khẩu còn
thấp, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tuy đã chuyển
dịch mạnh sang hàng chế biến, chế tạo nhưng
vẫn còn phụ thuộc nhiều vào DN FDI; nhập siêu
vẫn là nguy cơ, còn không ít bất cập trong cơ cấu
nhập khẩu. Về cơ bản nền kinh tế vẫn dựa chủ
yếu vào tăng trưởng thương mại, vào khai thác
tài nguyên, khoáng sản, xuất khẩu hàng nông
sản thô với hàm lượng chế biến thấp và gia công
hàng hóa ở công đoạn thấp của chuỗi giá trị (dệt
may, da giày, điện tử…).
Bốn là,
năng lực cạnh tranh của các DN Việt
Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung
còn thấp, chịu sức cạnh tranh lớn từ DN FDI, dẫn
đến một số ngành trong nước bị ảnh hưởng do
tác động của việc mở cửa thị trường, nhập khẩu
tăng mạnh, song thu ngân sách từ thuế nhập
khẩu bị giảm…
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Xuân Thắng (2007), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế
quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
2.
-
tuong-nguyen-tan-dung-20160329012359222.htm;
3. Các trang điện tử: chinhphu.vn; mof.gov.vn….
HÌNH 1: TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU (TỶ USD)
Nguồn: Tổng cục Hải quan
HÌNH 2: FDI GIẢI NGÂN VÀ TỶ LỆ ĐÓNG GÓP VỐN ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN TOÀN XÃ HỘI
Nguồn: Báo cáo giám sát của Ủy ban Kinh tế Quốc hội
1...,17,18,19,20,21,22,23,24,25,26 28,29,30,31,32,33,34,35,36,37,...110
Powered by FlippingBook