5.1. So ky 2 thang 12 - page 31

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
33
Mô hình nghiên cứu
Theo nghiên cứu của Imran và Nishatm (2013),
Sharma và Gounder (2012), Olokoyo (2011) và Guo
và Stepanyan (2011), các nhóm yếu tố và các biến đã
được trích xuất để phát triển một mô hình chuẩn,
mà qua đó có thể kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng
đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Các biến độc
lập được áp dụng trong nghiên cứu này bao gồm
2 nhóm chính, đó là các biến nội bộ liên quan đến
các ngân hàng và các biến kinh tế vĩ mô. Mô hình
nghiên cứu được xây dựng như sau:
LGRit = β0 + β1DEPTAit + β2NPLit + β3CAPit +
β4LIQit + β5 SIZEit + β6INRt + β7GDPt + β8INFt
+ εit
Trong đó:
Biến phụ thuộc:
Tăng trưởng tín dụng được đại
diện bằng biến: LGR it.
Biến độc lập:
DEPTAit, NPLit, CAPit, LIQit, SIZEit: Là các
biến nội tại ngân hàng i năm t.
INRt, GDPt, INFLt,: Là các biến kinh tế vĩ mô
năm t.
β0 là hệ số chặn.
βj (j=1,8) là các hệ số hồi quy .
εit là sai số.
Tình hình hoạt động
của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tăng trưởng tín dụng
Khảo sát cho thấy, năm 2014, tín dụng tăng
12,62% là phù hợp với chỉ tiêu đề ra của Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) từ đầu năm, đó là tăng trưởng
tín dụng trong mức 12%-14%. Cùng với những
khởi sắc của nền kinh tế trong điều kiện mặt bằng
lãi suất ổn định, tăng trưởng tín dụng năm 2015
đạt ở mức cao 17,29%, tốc độ tăng trưởng đã thay
đổi tích cực so cuối năm 2014. Dòng chảy tín dụng
đã tập trung cho lĩnh vực sản xuất, trong đó, tín
dụng cho khu vực nông nghiệp - nông thôn, công
nghiệp ưu tiên phát triển và công nghệ cao có mức
tăng trưởng lần lượt là 11%, 10% và 50%. Năm 2016
tín dụng cung cấp cho khu vực nông nghiệp nông
thôn là 18%, tín dụng cho khu vực công nghiệp
là 16% và tín dụng cho khu vực công nghệ cao có
mức tăng trưởng là 59%. Điều này cho thấy, hoạt
động tín dụng của ngân hàng thương mại (NHTM)
tương đối ổn định, đáp ứng được nhu cầu vốn cho
nền kinh tế.
MỘT SỐYẾUTỐTÁC ĐỘNGĐẾNTĂNGTRƯỞNG
TÍNDỤNGNGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI VIỆT NAM
TS. LÊ TẤN PHƯỚC
Đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tăng trưởng tín dụng luôn là vấn đề được quan tâm
hàng đầu, bởi tín dụng tăng trưởng một cách hợp lý và chất lượng sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định và an
toàn cho ngân hàng. Do vậy, đánh giá mức độ của các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng là việc làm
cần thiết, giúp các ngân hàng thương mại xây dựng một mức tăng trưởng hợp lý, có tác động hiệu quả đến
nền kinh tế cũng như lợi nhuận của bản thân các ngân hàng.
Từ khóa: Tăng trưởng tín dụng, ngân hàng thương mại, lãi suất, lợi nhuận
BẢNG 1: MÔ TẢ CÁC BIẾN SỬ DỤNG
Tên biến
Ký hiệu
Cách tính
Biến phụ thuộc
Tăng trưởng
tín dụng
LGR (Tổng dư nợ tín dụng kỳ này –
Tổng dư nợ tín dụng kỳ trước)/
Tổng dư nợ tín dụng kỳ trước
Biến độc lập
Biến nội tại
Tỷ lệ huy động
DEPTA Tổng huy động/Tổng tài sản
Tỷ lệ nợ xấu
NPL Nợ xấu/Tổng dư nợ tín dụng
Tỷ lệ vốn
CAP Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản
Tỷ lệ thanh khoản
LIQ
Tài sản thanh khoản/
Tổng tài sản
Quy mô ngân hàng
SIZE
Logarith tổng tài sản
Biến vĩ mô
Lãi suất
INF Lãi suất danh nghĩa hàng năm
Tăng trưởng GDP
GDP Tăng trưởng GDP hàng năm
Tỷ lệ lạm phát
INF
Tỷ lệ lạm phát hàng năm
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,21,22,23,24,25,26,27,28,29,30 32,33,34,35,36,37,38,39,40,41,...110
Powered by FlippingBook