5.1. So ky 2 thang 12 - page 32

34
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Tỷ lệ dư nợ so với tổng tài sản
Dư nợ tín dung chiếm tỷ trong lớn trong danh
muc tài sản của ngân hàng. Hoạt động này thường
chiếm khoảng 60-80% tổng tài sản của NHTM,
cho nên thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong tổng thu nhập của các NHTM. Tốc
độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM có chiều
hướng sụt giảm so với giai đoạn trước 2012 và tăng
trở lại trong năm 2015, khoản mục cho vay của các
NHTM chiếm tỷ trọng cao có nguy cơ gây rủi ro
thanh khoản cho ngân hàng.
Tỷ lệ nợ xấu
Trước bối cảnh nợ xấu tăng nhanh, do tình hình
kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện, hoạt động
của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, năm 2014
các ngân hàng phải triển khai áp dụng chuẩn mực
mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn theo như quy
định của Thông tư 09/2014/TT - NHNN. Với động
thái này, đến nay nợ xấu của toàn hệ thống ngân
hàng đã bắt đầu có xu hướng giảm.
Theo báo cáo của NHNN, tính đến tháng 12 năm
2016, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống TCTD ở mức 2,62%
tổng dư nợ. Bên cạnh đó, báo cáo từ VAMC cho
biết, từ 2013 đến nay, VAMC đã mua được 25.062
khoản nợ tại 42 TCTD, với tổng dư nợ gốc 262.054
tỷ đồng, giá mua nợ là 227.848 tỷ đồng. Công tác
thu hồi nợ mới đạt 37.983 tỷ đồng, chỉ chiếm 15%
dư nợ gốc nội bảng.
Nhằm tiếp tục giảm số nợ xấu tồn đọng và ngăn
ngừa phát sinh nợ xấu, hiện các NHTM đã và đang
tích cực đưa ra các biện pháp nhằm giảm số nợ xấu
tồn đọng và đưa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa
phát sinh nợ xấu như: Cấp hạn mức tín dụng dựa
trên mức độ rủi ro đối với từng khách hàng vay
vốn, lập quy trình kiếm soát chất lượng tín dụng
chặt che. Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam vẫn phân
loại nợ chủ yếu dựa vào thời
hạn mà không đánh giá được
một cách chính xác tình hình
tài chính, kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Điều này
dẫn đến việc phân loại nợ vào
nhóm không phản đúng thực
chất khoản nợ.
Kết quả mô hình nghiên cứu
Thống kê mô ta mẫu dữ liêu
Bảng 2 khái quát sơ bộ các
thông số cơ bản của dữ liệu
nghiên cứu, thể hiện sự phân
tán giữa các quan sát trong mẫu nghiên cứu thông
qua các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình và độ
lệch chuẩn của các biến số.
Kết quả kiểm định giả thuyết của OLS
Theo kết quả ma trận hệ số tương quan của các
biến nghiên cứu được trình bày trong bảng 3 cho
thấy, hệ số tương quan giữa các cặp biến độc lập
trong mô hình tương đối nhỏ. Các hệ số dao động
từ -0.01 đến 0.42, không có hệ số tương quan nào
lớn hơn 0.8.
Kết quả trên cũng cho thấy, giữa các biến độc lập
trong mô hình nghiên cứu có thể sẽ không có hiện
tượng đa cộng tuyến. Để kiểm tra lại hiện tượng
này, bài viết đã sử dụng hệ số phóng đại phương
sai VIF để kiểm tra lại hiện tượng đa cộng tuyến.
Bảng 4 cho thấy, kết quả hệ số VIF có giá trị
thấp, dao động từ 1.06 đến 5.95, giá trị trung bình
của hệ số VIF chỉ là 2.69. Không có giá trị VIF nào
lớn hơn 10, nên có thể kết luận rằng, giữa các biến
độc lập trong mô hình nghiên cứu không tồn tại
hiện tượng đa cộng tuyến.
BẢNG 2: THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU
Variable Obs
Mean Std. Dev.
Min Max
LGR
183 0.282 0.306 -0.614 1.650
DEPTA
184 0.882 0.093 0.015 1.129
NPL
179 0.024 0.016 0.003 0.125
CAP
184 0.114 0.065 0.002 0.462
LIQ
184 0.211 0.097 0.006 0.506
SIZE
184 17.919 1.244 14.688 20.562
INR
184 10.30 2.38
6.5 13.46
GGDP
184
5.88
0.50
5.25 6.68
INF
184
9.76
7.02
0.63 23.12
Nguồn: Tác giả tính toán từ báo cáo tài chính của các NHTM trên STATA 12
BẢNG 3: MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN CỦA CÁC BIẾN
Variable
LGR DEPTA NPL CAP LIQ SIZE INR GGDP INF
LGR
1
DEPTA
-0.01
1
NPL
-0.10 -0.08
1
CAP
0.04 -0.56 0.10 1
LIQ
0.15
0.01 -0.05 0.03 1
SIZE
-0.13 0.42 -0.09 -0.75 -0.13 1
INR
0.04 -0.18 0.10 0.26 0.40 -0.29 1
GGDP
-0.08 0.18 -0.20 -0.12 -0.15 0.14 -0.25 1
INF
-0.09 -0.16 0.08 0.27 0.34 -0.27 0.90 -0.17 1
Nguồn: Tác giả tính toán từ báo cáo tài chính của các NHTM trên STATA 12
1...,22,23,24,25,26,27,28,29,30,31 33,34,35,36,37,38,39,40,41,42,...110
Powered by FlippingBook