5.1. So ky 2 thang 12 - page 34

36
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
của các trường đại học công lập Việt Nam
Về cơ sở pháp lý, các trường đại học công lập
(ĐHCL) Việt Nam hiện nay đã và đang thực hiện
quyền tự chủ tài chính theo hai cơ chế: (i) Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP trước đây và Nghị định số
16/2015/NĐ-CP hiện nay; (ii) Nghị quyết 77/NQ-CP
về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các
cơ sở giáo dục ĐHCL giai đoạn 2014 - 2017. Trong
điều kiện chưa ban hành hoặc sửa đổi nghị định quy
định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công trong
từng lĩnh vực cụ thể theo quy định tại Nghị định
số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ,
các trường ĐHCL tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ
theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006
của Chính phủ. Kết quả khảo sát 40 trường ĐHCL
giai đoạn 2011- 2015 cho thấy:
-
Về nguồn thu:
Nguồn từ ngân sách nhà nước
(NSNN) chiếm từ 30% - 40% tổng thu của các
trường ĐHCL hàng năm. Nguồn tài chính quan
trọng thứ hai cho các trường ĐHCL là thu từ hoạt
động sự nghiệp, bao gồm nguồn thu từ sinh viên và
các nguồn thu khác chiếm khoảng 60% - 70% tổng
nguồn thu của các trường.
-
Về nguồn chi:
Bình quân các trường ĐHCL tự
đảm bảo cân đối chi thường xuyên được khoảng
75% từ nguồn thu sự nghiệp. Tuy nhiên, với tỷ lệ chi
thường xuyên này vẫn chưa thể đảm bảo đủ nguồn
lực để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và đảm bảo
thu nhâp tăng thêm cho cán bộ, giảng viên hàng
năm. Trước thực trạng này, các trường phải tự cân
đối bù đắp chi thường xuyên đối với khối đào tạo
chính quy tập trung từ các khoản thu của các hệ đào
tạo liên kết trong và ngoài nước, đào tạo bằng đại
học thứ 2, đào tạo thường xuyên… và các khoản thu
khác do nhà trường tự quy định như: Phí thi lại, phí
bảo vệ luận văn, kiểm tra ngoại ngữ…
-
Chi phí đào tạo thực tế:
Trung bình học phí giai
đoạn 2011 - 2015 là trên 10 triệu đồng/01 sinh viên,
so với mức trần học phí áp dụng tại Nghị định
49/2010/NĐ-CP trước đây và Nghị định 86/2015/
NĐ-CP hiện tại cùng với mức hỗ trợ NSNN còn
nhiều hạn chế sẽ gây nhiều khó khăn cho các trường
trong quá trình cung cấp dịch vụ đào tạo có chất
lượng cho người học.
-
Về thu nhập tăng thêm của cán bộ viên chức:
Phần
lớn các trường vẫn đảm bảo được thu nhập tăng
thêm hàng năm cho cán bộ, giảng viên, tỷ lệ thu
nhập tăng thêm của cán bộ so với lương ngạch bậc
đểu đảm bảo trên 1 lần qua các năm mặc dù xu
hướng giảm nhẹ qua các năm.
-
Sử dụng nguồn thu và trích lập các Quỹ:
Các
trường đã chủ động sử dụng nguồn thu của đơn vị
để chi cho các hoạt động thường xuyên và chi đầu
tư theo đúng cam kết. Phần chênh lệch thu lớn hơn
chi được trích lập các quỹ và đảm bảo trích mức tối
thiểu 25% chênh lệch thu - chi cho Quỹ Phát triển
hoạt động sự nghiệp. Mức trích lập do các trường
chủ động và được quy định cụ thể tại quy chế chi
tiêu nội bộ của đơn vị.
Một số khó khăn, hạn chế
Bên cạnh những thành công đạt được, trong
quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các
trường ĐHCL vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc
chủ yếu như:
Về nguồn thu
Thứ nhất,
nguồn hỗ trợ từ NSNN cấp cho giáo
GIẢI PHÁP TỰ CHỦTÀI CHÍNH
TẠI CÁC TRƯỜNGĐẠI HỌC CÔNG LẬP
NCS. LÊ THỊ MINH NGỌC
- Học viện Ngân hàng
Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với giáo dục đại học công lập theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự
chịu trách nhiệm tại các trường đại học công lập là phù hợp với xu thế quốc tế và định hướng của Đảng
và Nhà nước ta trong thời gian qua. Bài viết đánh giá quá trình thực hiện quyền tự chủ tài chính tại các
trường đại học công lập trong thời gian qua và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và phát huy
tính tự chủ tài chính của các của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở Việt Nam thời gian tới.
Từ khóa: Tự chủ tài chính, đại học công lập, tài chính.
1...,24,25,26,27,28,29,30,31,32,33 35,36,37,38,39,40,41,42,43,44,...110
Powered by FlippingBook