5.1. So ky 2 thang 12 - page 35

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
37
dục đại học còn hạn chế, cơ chế phân bổ NSNN vẫn
mang tính bình quân giữa các trường ĐHCL, chưa
gắn với các tiêu chí phản ánh chất lượng và kết quả
đầu ra. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu động lực
cạnh tranh giữa các trường ĐHCL.
Thứ hai,
mặc dù việc cải cách, đổi mới chính
sách học phí, lộ trình tăng học phí của các trường
ĐHCL trong thời gian qua đã được thực hiện theo
Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 15/5/2010 của
Chính phủ cho giai đoạn 2010-2015 và Nghị định
số 86/2015/NĐ-CP từ năm học 2015 - 2016 đến năm
học 2020 - 2021, tuy nhiên, việc thực hiện cải cách
này vẫn còn nhiều hạn chế về việc phân loại nhóm
ngành, mức học phí vẫn còn thấp, chưa phù hợp với
chi phí đào tạo thực tế của các nhóm ngành và các
loại hình đào tạo bậc đại học.
Thứ ba,
các khoản thu từ liên kết đào tạo, đào tạo
bằng 2, đào tạo vừa học vừa làm... giảm mạnh trong
vài năm gần đây, các nguồn thu khác như nguồn thu
từ dịch vụ, từ khoa học công nghệ, từ viện trợ, tài
trợ, hiến tặng vẫn còn ở mức thấp (trung bình chỉ
khoảng 3% tổng nguồn thu hiện nay của các trường
đại học Việt Nam).
Thứ tư,
việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng
và các tổ chức, cá nhân khác, nhằm hỗ trợ việc cung
cấp dịch vụ giáo dục đại học theo nhu cầu của các
trường vẫn còn hạn chế do chưa có quy định cụ thể.
Về chi tiêu
Thứ nhất,
mặc dù là tự chủ về tài chính, nhưng
việc chi tiêu của các trường ĐHCL vẫn phải tuân
thủ theo các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn
ngành theo quy định hiện hành của Nhà nước, trong
đó có nhiều quy định đã lạc hậu, không phù hợp với
thực tiễn, nhiều định mức kinh tế kỹ thuật còn thiếu
nhưng các trường không được tự xây dựng.
Thứ hai,
theo quy định hiện hành, khi Nhà nước
điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức
lương tối thiểu, khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ
tăng thêm theo chế độ nhà nước quy định sẽ do
các trường tự chủ tự bảo đảm từ các nguồn thu sự
nghiệp. Như vậy, mỗi khi có cải cách tiền lương,
các trường sẽ phải cắt giảm nguồn tài chính dành
cho hoạt động đào tạo trực tiếp để tăng lương,
ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo. Nhiều
trường gặp khó khăn thực sự khi không thể cắt
giảm nguồn tài chính dành cho hoạt động đào tạo
quá nhiều được.
Thứ ba,
theo quy định hiện hành, tiền mua
sắm đầu tư một số tài sản cố định phục vụ giảng
dạy, thực hành, thực tập trong năm không được
tính là chi phí thường xuyên, không được dùng
nguồn học phí để chi trả. Điều này làm cho việc
đầu tư, mua sắm trong năm báo cáo gặp khó
khăn, phức tạp.
Giải pháp tăng cường các nguồn lực
tài chính tại các trường đại học công lập
Thứ nhất,
Nhà nước tiếp tục từng bước tăng quyền
tự chủ tài chính cao hơn cho các trường ĐHCL.
Tăng cường tự chủ tài chính không có nghĩa là
Nhà nước giảm hỗ trợ cho giáo dục đại học mà được
hiểu là phương thức giúp Nhà nước phân bổ ngân
sách hỗ trợ cho giáo dục đại học hiệu quả hơn thay
vì cào bằng. Theo đó, các bước cần quan tâm là:
Bước 1:
Nhà nước phê duyệt đề án tự chủ tài
chính đối với một số trường ĐHCL có hiệu quả hoạt
động tốt.
Theo phương án này, mức độ tự chủ là rất linh
hoạt, các trường được toàn quyền đề xuất phù
hợp với điều kiện thực tế của mình trên tất cả các
phương diện có ảnh hưởng tới cân đối thu chi. Đổi
lại, các trường sẽ có những cam kết cụ thể về trách
nhiệm khi được tự chủ về tài chính như cam kết về
chất lượng đào tạo, quy mô đào tạo tối thiểu hoặc
tối đa với từng chuyên ngành, cam kết về việc duy
trì cơ sở vật chất cho sinh viên, cam kết về thu nhập
của người lao động... Như vậy, với phương án này,
Chính phủ sẽ chuyển từ vai trò quản lý, cấp phát
sang vai trò giám sát.
Bước 2:
Nhà nước từng bước giao quyền tự chủ
tài chính cao hơn cho toàn khối giáo dục đại học.
Những trường thực hiện phương án này sẽ có
quyền tự chủ tương đối cao, phù hợp với điều kiện
thực tế của mình. Theo giải pháp này, Nhà nước sẽ
phân nhóm các trường, đồng thời quy định Khung tự
chủ cho từng nhóm trường và cho phép các trường
trong mỗi nhóm tự quyết định trong Khung đó.
Thứ hai,
thay đổi khuôn khổ pháp lý để thực hiện
tự chủ tài chính cho các trường.
Hiện nay, tự chủ tài chính được lồng ghép trong
rất nhiều văn bản pháp lý, từ Luật Giáo dục đại
học, tới các Nghị định, thông tư hướng dẫn... Tuy
nhiên, do chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể của
cơ các quan quản lý nhà nước nên trong quá trình
thực hiện một số cơ sở ĐHCL còn bị lúng túng giữa
quyền cơ sở được tự quyết định và những quyền
không được tự quyết định.
Do đó, trong thời gian tới cần sửa đổi các quy
định hiện hành và xây dựng bổ sung các quy định
mới, tạo khuôn khổ pháp lý để thực hiện. Trước mắt
nên sửa đổi Nghị định 86/2015/NĐ-CP để tháo gỡ
quy định về mức trần học phí theo hướng: Nâng
mức trần học phí, áp dụng nhiều mức trần học phí
1...,25,26,27,28,29,30,31,32,33,34 36,37,38,39,40,41,42,43,44,45,...110
Powered by FlippingBook