5.1. So ky 2 thang 12 - page 36

38
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
cho các loại trường khác nhau. Theo đó, cần xây
dựng lộ trình tính đủ chi phí đào tạo đại học trong
học phí, tạo điều kiện cho các cơ sở ĐHCL thu hồi
đủ chi phí đào tạo cần thiết, chuyển cơ chế nhà nước
hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên đối với cơ
sở ĐHCL theo dự toán (được ổn định 3 năm như
hiện nay) sang thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng
đào tạo.
Thứ ba,
đổi mới cơ chế phân bổ kinh phí của Nhà
nước cho giáo dục đại học.
Hiện nay, Việt Nam lựa chọn mô hình phân bổ
ngân sách chủ yếu dựa trên yếu tố đầu vào như số
lượng sinh viên tuyển sinh chưa khuyến khích được
tính hiệu quả. Cần có sự chuyển đổi tiêu chí phân
bổ dựa trên các yếu tố đầu ra, phản ánh hiệu suất
hoạt động của trường đại học như: Số lượng sinh
viên, tổng số giờ giảng thực hiện, chất lượng công
trình nghiên cứu, số lượng sinh viên tốt nghiệp tìm
được công việc liên quan đến chuyên ngành được
đào tạo, các kỹ năng chung, sự hài lòng của xã hội…
Ưu tiên hỗ trợ mức NSNN cao hơn và giảm học phí
đối với các ngành khoa học cơ bản, các ngành học
Nhà nước cần, nhưng không hấp dẫn với người học
cũng như cơ sở đào tạo (chuyên ngành khoa học
cơ bản, năng lượng nguyên tử, nghệ thuật truyền
thống, nông lâm ngư nghiệp…).
Thứ tư,
khuyến khích các trường ĐHCL khai thác
các nguồn lực ngoài NSNN.
Ngoài nguồn phân bổ từ NSNN, các trường
ĐHCL cần chủ động khai thác các nguồn lực khác.
Thực hiện điều này, các trường ĐHCL sẽ sáng tạo
hơn trong việc thiết kế mô hình hoạt động, xây
dựng chương trình đào tạo gần hơn với cộng đồng,
tạo ra các sản phẩm nghiên cứu phù hợp hơn với
môi trường kinh doanh của mình, hoạt động theo
phương thức như một doanh nghiệp.
Đối với nguồn thu từ học phí, Chủ trương
“tính đúng, tính đủ” chi phí đào tạo cần thiết đã
được thể hiện rất rõ tại Điều 10 của Nghị định
16/2015/NĐ-CP quy định về tự chủ đơn vị hành
chính sự nghiệp.
Đối với các khoản thu khác từ việc cung cấp các
dịch vụ giảng dạy, nghiên cứu hoặc sản xuất các
sản phẩm liên quan đến chuyên ngành đào tạo của
trường đại học, các trường có thể cung cấp dịch vụ
tư vấn, hợp đồng nghiên cứu, các thử nghiệm tại các
phòng thí nghiệm hoặc cho thuê cơ sở vật chất như
đất đai, thiết bị, sân bóng, câu lạc bộ, kêu gọi tài trợ,
viện trợ, quà biếu, tặng, cho của các cá nhân, tổ chức
trong nước và nước ngoài, đầu tư của các tổ chức, cá
nhân trong nước và nước ngoài…
Thứ năm,
tăng cường kiểm soát tài chính, gắn với
quyền tự chủ tài chính của các trường ĐHCL với
trách nhiệm giải trình.
Kiểm soát tài chính tại các trường ĐHCL được
thực hiện qua nhiều cách: Kiểm toán độc lập các báo
cáo năm và kế toán, thanh tra hoạt động qua kiểm
toán nhà nước; thiết lập cơ chế, quy trình đánh giá
chất lượng giảng dạy... Tuy nhiên, xu hướng chung
của kiểm soát tài chính đối với nguồn lực công là
công khai, minh bạch, đảm bảo sự tham gia của các
bên liên quan đến trường đại học.
Tự chủ tài chính phải gắn với trách nhiệm giải
trình và minh bạch thông tin, đặc biệt khi các trường
đại học được mở rộng quyền sở hữu và tự quyết
về tài sản thì sẽ tạo cơ hội mở rộng hoạt động để
tăng nguồn thu nhưng có thể sẽ bị lạm dụng để lại
hậu quả nghiêm trọng nếu thiếu đi trách nhiệm giải
trình. Để thực hiện được điều này sẽ đặt ra hai yêu
cầu quan trọng:
Thứ nhất,
tăng cường và trao quyền cho hội đồng
trường. Khi quyền lực của hội đồng trường tăng,
việc giám sát và đánh giá của Chính phủ trở thành
trách nhiệm được chia sẻ, từ đó vai trò của Chính
phủ mặc dù đã thay đổi nhưng vẫn giữ được vị trí
quan trọng.
Thứ hai,
tăng cường sự lựa chọn hiện tại cho sinh
viên. Điều này đòi hỏi các trường đại học sẽ phải
nâng cao năng lực cạnh tranh với các trường khác
bằng chất lượng đào tạo, thể hiện về các thông tin về
trường, kết quả, chất lượng đào tạo, tình hình sinh
viên có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo sau
tốt nghiệp, mối liên kết, hợp tác với các bên cầu về
nguồn nhân lực được đào tạo.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2011), Đánh giá tình hình thực hiện tự chủ tài chính và định
hướng đổi mới cơ chế tài chính đối với các trường đại học công lập giai đoạn
2012-2020;
2. Kỷ yếu Hội thảo Đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo dục đại học, Ủy ban Tài
chính Ngân sách của Quốc hội, Bộ Tài chính và UNDP đồng tổ chức tại Hà
Nội, tháng 11/2012;
3. Nguyễn Trường Giang, Đổi mới cơ chế tài chính góp phần cải cách giáo dục
đại học, Tham luận tại hội thảo Cải cách giáo dục đại học VED 2014;
4. Phùng Xuân Nhạ và các cộng sự (2012), Đổi mới cơ chế tài chính hướng tới
nền giáo dục đại học tiên tiến, tự chủ. Kỷ yếu Hội thảo Đổi mới cơ chế tài
chính đối với giáo dục đại học.
Tăng cường tự chủ tài chính không có nghĩa là
Nhà nước giảm hỗ trợ cho giáo dục đại học mà
được hiểu là phương thức giúp Nhà nước phân
bổ ngân sách hỗ trợ cho giáo dục đại học hiệu
quả hơn thay vì cào bằng.
1...,26,27,28,29,30,31,32,33,34,35 37,38,39,40,41,42,43,44,45,46,...110
Powered by FlippingBook