5.1. So ky 2 thang 12 - page 37

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
39
Thấy gì từ năng suất lao động củaViệt Nam?
Theo báo cáo của Viện Năng suất Việt Nam, năng
suất lao động của Việt Nam năm 2015 tính theo giá
thực tế ước tính khoảng 79,3 triệu đồng/lao động,
tương đương 3.657 USD/lao động so sánh năm 2010,
năng suất lao động của Việt Nam năm 2015 tăng 6,4%
so với năm 2014. Năng suất lao động bình quân giai
đoạn 2006 -2015 tăng 3,9%/năm, trong đó giai đoạn
2006-2010 tăng 3,4%/năm; giai đoạn 2011-2015 tăng
4,3%/năm. Cùng với quá trình đổi mới và phát triển
kinh tế, năng suất lao động của Việt Nam thời gian
qua đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều
qua các năm.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc
tế (ILO) công bố mới đây cho thấy, năng suất lao động
của Việt Namvẫn thuộc nhóm thấp nhất ở châuÁ-Thái
Bình Dương, thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn
Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc 10 lần. So với
các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung
bình, năng suất lao động của Việt Nam cũng chỉ bằng
1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan.
Theo Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung
ương (CIEM), việc năng suất lao động của Việt Nam
thấp và tăng chậm là do lao động chủ yếu làm việc
trong khu vực có năng suất lao động thấp; Phương tiện
sản xuất chậm đổi mới; Chất lượng lao động thấp và
Môi trường kinh doanh thiếu cạnh tranh. Nếu phân
theo khu vực kinh tế, thì lao động Việt Nam chủ yếu
làm việc trong khu vực có năng suất lao động thấp
nhất là nông, lâm, thủy sản. Tỷ lệ lao động trong nông
nghiệp còn rất cao (nông nghiệp vẫn chiếm 46,3% lao
động trong toàn nền kinh tế năm 2014). Trong khi đó,
khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ vẫn chưa
chuyển dịch được nhiều lao động từ nông nghiệp sang
các khu vực này. Điều này cho thấy vẫn còn dư địa rất
lớn cho việc tăng năng suất lao động bằng cách chuyển
dịch lao động từ nông nghiệp sang hai khu vực còn
lại. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc dịch chuyển từ
khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có
năng suất lao động cao là không nhiều.
Như vậy, mặc dù năng suất lao động ở Việt Nam
có tăng lên đáng kể nhưng khoảng cách về năng suất
lao động của nước ta so với nhiều nước trong khu vực
đang ngày càng bị nới rộng. Đây là yếu tố cản trở đáng
ngại đối với khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
và nền kinh tế, đặc biệt là khi nước ta tham gia hội
nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới.
Năng suất lao động
củaViệt Namvà những vấn đề đặt ra
Bằng việc sử dụng hàm hồi quy tuyến tính đa biến
để nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới
năng suất lao động:
Y= B0 + B1X1 + B2X2 + B3X3 +…. BnXn + u
Trong đó: Y là biến năng suất lao động và các biến
X1, X2, X3…Xn là biến các yếu tố ảnh hưởng như: Tiền
lương, đầu tư, trình độ lao động, môi trường, chính
sách nhà nước...
Thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới năng suất
lao động như: Tiền lương/thưởng; nguồn vốn đầu tư;
máymóc thiết bị; trình độ khoa học kỹ thuật, ứng dụng
công nghệ sản xuất; tư liệu sản xuất; trình độ lao động;
trình độ quản lý; điều kiện tự nhiên, môi trường; chính
sách nhà nước… Tuy nhiên, ba yếu tố ảnh hưởng lớn
nhất đến năng suất lao động của nước ta hiện nay là
tiền lương, đầu tư và trình độ ứng dụng khoa học kỹ
thuật.
Thứ nhất,
về tiền lương.
CÁC YẾUTỐTÁC ĐỘNGĐẾN
NĂNG SUẤT LAOĐỘNGVÀNHỮNGVẤNĐỀ ĐẶT RA
TS. NGUYỄN VĂN ĐÔNG
Mặc dù trong những năm qua, năng suất lao động của Việt Nam có tăng lên đáng kể nhưng khoảng cách
về năng suất lao động của nước ta so với nhiều nước trong khu vực đang ngày càng bị nới rộng. Đây là yếu
tố cản trở đáng ngại đối với khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta, đặc biệt là
khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC). Nếu không có những nỗ lực đặc biệt trong việc nâng cao năng suất lao động trong thời gian tới, Việt
Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Từ khóa: Năng suất lao động, kinh tế, AEC, TPP
1...,27,28,29,30,31,32,33,34,35,36 38,39,40,41,42,43,44,45,46,47,...110
Powered by FlippingBook