5.1. So ky 2 thang 12 - page 41

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
43
Tổng quan về năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp Việt Nam
Thực tế cho thấy, sức cạnh tranh của doanh
nghiệp (DN) Việt Nam trên trường quốc tế thời gian
qua tuy đã được cải thiện đáng kể, song đến nay
vẫn còn thấp, độ ổn định chưa cao. Đa số các DN
Việt Nam có quy mô nhỏ, thị phần hạn hẹp, tiềm lực
khoa học - công nghệ yếu, chưa có thương hiệu nổi
tiếng; sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu làm gia công
nên phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu đầu
vào; chất lượng nhân lực của DN Việt Nam chưa đáp
ứng được yêu cầu, tỷ lệ người lao động qua đào tạo
thấp… Cụ thể như:
-
Về nguồn vốn:
Đa phần các DN đang hoạt động
trong tình trạng không đủ vốn cần thiết. Điều này đã
ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng
như năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước
và quốc tế. Việc tiếp cận nguồn vốn hạn chế gây ra
tình trạng phổ biến là các DN chiếm dụng vốn lẫn
nhau, làm lây nhiễm rủi ro giữa các DN. Nói một cách
khác, nguồn lực tài chính của các DN Việt Nam nhỏ,
yếu và bị động.
-
Về trình độ công nghệ:
Trong những năm qua,
mặc dù nhiều DN đã đổi mới máy móc thiết bị
và công nghệ từ các nước công nghiệp phát triển
nhưng tốc độ đổi mới công nghệ, trang thiết bị còn
chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng
phát triển rõ rệt.
-
Về nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực đang là một
lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, bởi chi phí lao động
rẻ, tuy nhiên, năng suất lao động vẫn còn thấp, chủ
yếu là lao động thủ công, tác phong lao động công
nghiệp còn kém. Vấn đề đặt ra là cần sớm khắc phục
tình trạng này để lao động Việt Nam được đào tạo
lành nghề, có năng suất cao để lao động thực sự trở
thành một lợi thế cạnh tranh so với các nước trong
khu vực.
-
Về năng lực quản lý và điều hành của DN:
Tình
trạng phân cấp trên dưới, ngang dọc chưa rõ ràng,
khiến DN chịu nhiều cấp, nhiều ngành cùng quản lý;
công tác thanh tra, kiểm tra chồng chéo, gây phiền hà
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Trình
độ cán bộ quản lý, kinh nghiệm giao dịch xuất nhập
khẩu, nghiên cứu tiếp cận với thị trường thế giới của
cán bộ cũng còn nhiều hạn chế.
-
Về hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị
trường mục tiêu:
Hoạt động nghiên cứu thị trường của
DN chưa được tổ chức một cách khoa học, còn nhiều
hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin, công
cụ toán học, thống kê trong nghiên cứu thị trường.
Các thông tin sơ cấp về thị trường không có đủ chi
phí để thu thập, dẫn đến tình trạng đa số các DN kinh
doanh thụ động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của
nhà quản lý.
-
Về chiến lược sản phẩm:
Trước yêu cầu ngày càng
cao của khách hàng và thị trường, DN Việt Nam đã
quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm và
xây dựng chiến lược sản phẩm để đáp ứng nhu cầu.
Tuy nhiên, các sản phẩm của DN Việt Nam có hàm
lượng tri thức và công nghệ thấp, chủ yếu dựa vào
lợi thế lao động (như gạo, thuỷ sản) hoặc điều kiện tự
nhiên. Ngoài một số ít sản phẩmmang đậm bản sắc tự
nhiên và văn hóa như hàng thủ công mỹ nghệ, phần
lớn các sản phẩm của các DN Việt Nam chưa có tính
độc đáo, luôn đi sau các nước khác về kiểu dáng, tính
năng, giá trị gia tăng sản phẩm trong tổng giá trị của
NÂNG CAONĂNG LỰC CẠNHTRANH
CỦA DOANHNGHIỆPVIỆT NAM
ThS. PHẠM THANH THẢO
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Quá trình tự do hóa thương mại là một trong các động lực chính của thương mại quốc tế trong nhiều thập
niên qua, đặc biệt là ở các nước châu Á và Việt Nam là những quốc gia tương đối thành công trong việc
tham gia vào quá trình này. Tính từ thời điểm Việt Nam gia nhậpWTO (năm 2007) đến nay, tổng kimngạch
thương mại của Việt Nam đã tăng 2,94 lần, từmức 111,3 tỷ USD của năm 2007 lênmức 327,8 tỷ USD của
năm 2015; trong đó, nhập khẩu tăng 2,6 lần và xuất khẩu tăng 3,3 lần, tương ứng với kimngạch 165,7 tỷ
USD và 162,4 tỷ USD vào năm 2015. Để có được thành công này, các doanh nghiệp Việt Nam đã rất nỗ lực
trong xây dựng, hoàn thiện về mọi mặt nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế.
Từ khóa: Tự do hóa, thương mại, động lực, cạnh tranh, doanh nghiệp
1...,31,32,33,34,35,36,37,38,39,40 42,43,44,45,46,47,48,49,50,51,...110
Powered by FlippingBook