5.1. So ky 2 thang 12 - page 44

46
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
phẩm, quà tặng; thực phẩm, đồ uống, sức khỏe, sắc
đẹp; xây dựng nhà cửa, nội thất, ngoại thất; điện
tử, kỹ thuật số, thiết bị âm thanh, hình ảnh; thời
trang và phụ kiện; máy tính, điện thoại, thiết bị văn
phòng; hàng điện lạnh, thiết bị gia dụng.
Các tiện ích và công cụ hỗ trợ
- Đăng ký thành viên:
Hầu hết các website này
không yêu cầu khách hàng đăng ký tài khoản thành
viên để thực hiện mua sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ trên website. Khi khách hàng có nhu cầu giao
dịch thì các website sẽ cung cấp biểu mẫu đặt hàng
và cho phép khách hàng điền thông tin vào biểu
mẫu. Một số website chỉ cung cấp số điện thoại,
địa chỉ facebook hay email để khách hàng liên hệ
đặt và mua hàng;
- Quản lý đặt hàng:
Các website đều có tính năng
xác nhận đơn hàng của khách hàng qua email, tin
nhắn, công cụ giúp lọc/tìm kiếm sản phẩm. Tuy
nhiên, việc cung cấp các công cụ quản lý đặt hàng
giúp khách hàng theo dõi quản lý đơn hàng của
mình hay cho phép tải ứng dụng mua hàng trên
điện thoại di động của các website này còn hạn chế.
- Công tác tích hợp:
Công tác tích hợp các mạng
xã hội của các website đều được thực hiện, chủ yếu
là mạng xã hội Facebook. Các mạng xã hội khác
như Google Plus, Twitter, LinkedIn… ít được tích
hợp hơn.
- Các công cụ hỗ trợ khách hàng:
Điện thoại là
công cụ hỗ trợ khách hàng phổ biến nhất trên các
website. Bên cạnh đó, một số website có hỗ trợ
bằng email hay tư vấn trực tuyến.
Doanh thu của doanh nghiệp thương mại điện tử
không đăng ký/thông báo
Theo báo cáo TMĐT Việt Nam, doanh thu TMĐT
bán lẻ của Việt Nam trong năm 2014 là 2,97 tỷ USD,
chiếm 2,12% tổng doanh thu bản lẻ toàn xã hội.
Trong đó, các DN có đăng ký/thông báo là 195 triệu
USD, chiếm 6,6% doanh thu TMĐT; phần còn lại
là 93,4% thuộc khu vực khu vực kinh tế phi chính
thức. Đến cuối năm 2015, doanh thu bán lẻ TMĐT
đạt 4,07 tỷ USD chiếm 2,8% tổng doanh thu bán lẻ
TMĐT toàn xã hội. Mặc dù có sự gia tăng nhanh
chóng cả về số lượng lẫn tỷ trọng nhưng chủ yếu
vẫn là từ khu vực khu vực kinh tế phi chính thức
và so với các nước thì vẫn còn khá khiêm tốn (năm
2015, tại Mỹ, doanh thu TMĐT bán lẻ là 355 tỷ USD
chiếm 7,4% tổng doanh thu bán lẻ; tại Hàn Quốc
chiếm 11,2%; tại Trung Quốc là 13,5%).
Như vậy, khu vực khu vực kinh tế phi chính
thức đóng vai trò quan trọng trong TMĐT ở Việt
Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong quá trình
hoạt động thì khu vực này gặp một số khó khăn
như: Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu
của phát triển, khách hàng thiếu tin tưởng vào
chất lượng hàng hóa hoặc lo ngại về vấn đề an
toàn khi thanh toán trực tuyến; chi phí cho dịch vụ
vận chuyển giao nhận còn cao; cạnh tranh không
lành mạnh; an ninh mạng chưa đảm bảo; khó khăn
trong việc tích hợp thanh toán điện tử.
Để quản lý hiệu quả khu vực kinh tế
phi chính thức trong thương mại điện tử
Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin –
truyền thông
Đây là điều kiện tiên quyết cho việc triển khai
TMĐT. An ninh là vấn đề được quan tâm nhất khi
phát triển hạ tầng công nghệ thông tin – truyền
thông. An ninh đề cập đến sự bảo vệ hệ thống
thông tin, tài sản và kiểm soát truy cập tới bản thân
các thông tin, đồng thời là yếu tố tạo niềm tin giữa
người tiêu dùng và DN.
Đào tạo kiến thức và kỹ năng thương mại điện tử
TMĐT luôn đòi hỏi những thay đổi liên tục
trong chiến lược kinh doanh, hoạt động và công
nghệ. Thiếu đội ngũ kinh doanh có kiến thức và kỹ
năng TMĐT là nguyên nhân chính không thực hiện
được yêu cầu trên. Do vậy, các DN thuộc khu vực
kinh tế phi chính thức cần tập trung đào tạo kiến
thức và kỹ năng cho nhân viên thông qua các hình
thức đạo tạo như ngắn và dài hạn, tham gia các lớp
tập huấn về công nghệ thông tin.
Hoàn thiện pháp luật về thuế liên quan
đến thương mại điện tử
Ở nước ta hiện nay chỉ có hệ thống luật thuế
chung áp dụng cho cả thương mại truyền thống
và TMĐT. Để áp dụng luật thuế hiệu quả đối với
TMĐT cần có các quy định bổ sung, giải nghĩa cụ
thể, chi tiết những điều khoản, phán ánh được môi
trường TMĐT. Bên cạnh đó, cần tăng cường quản
lý thuế trong TMĐT thông qua việc hoàn thiện
chiến lược và các sự hợp tác giữa cơ quan nhà nước
với các nhà cung ứng dịch vụ trực tuyến.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Công Thương, Báo cáo TMĐT năm 2014 và 2015;
2. Bộ Thông tin và truyền thông, Sách Trắng về Công nghệ thông tin –
truyền thông năm 2014;
3. TS. Nguyễn Đình Luận, Tổng quan về TMĐT Việt Nam, Tạp chí Tài chính,
kỳ 1 tháng 7/2016.
1...,34,35,36,37,38,39,40,41,42,43 45,46,47,48,49,50,51,52,53,54,...110
Powered by FlippingBook