5.1. So ky 2 thang 12 - page 49

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
51
Quản lý tín dụng chính sách
Quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) có 05
loại nguồn vốn: Vốn do ngân sách nhà nước (NSNN)
cấp, vốn vay theo sự chỉ đạo của Chính phủ, vốn
huy động và vay với lãi suất thị trường, vốn nhận
ủy thác đầu tư, vốn khác và các quỹ. Giai đoạn đầu
khi mới thành lập và đi vào hoạt động (2002 - 2006),
vốn huy động theo lãi suất thị trường chiếm tỷ trọng
cao hơn vốn không lãi hoặc lãi suất thấp. Giai đoạn
từ năm 2007 đến nay, vốn huy động không lãi hoặc
lãi suất thấp chiếm tỷ trọng cao hơn. Khi đã đi vào
ổn định và phát triển, NHCSXH thực hiện đúng quy
định ưu tiên sử dụng nguồn vốn huy động không
lãi hoặc lãi suất thấp trước rồi mới đến huy động
vốn theo lãi suất thị trường nhằm hạn chế cấp bù
từ NSNN.
Từ năm 2003 đến 2010, NHCSXH chủ yếu tập
trung huy động nguồn vốn dài hạn và năm 2010,
nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao nhất (87,67%).
Từ năm 2011 đến nay, tỷ trọng nguồn vốn này có
xu hướng giảm nhưng không đáng kể, vẫn chiếm
trên 70%. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao đồng
nghĩa với việc NHCSXH huy động được nhiều
nguồn vốn trung, dài hạn. Khách hàng vay vốn tại
NHCSXH chủ yếu vay vốn với thời hạn cho vay
trung và dài hạn nên nguồn vốn trung, dài hạn
NHCSXH huy động được sẽ tạo điều kiện tốt cho
NHCSXH thực hiện tín dụng ưu đãi và đảm bảo
khả năng thanh toán.
Quản lý hoạt động cho vay
NHCSXH đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức
chính trị xã hội thực hiện tốt mục tiêu Chính phủ
đã đặt ra là tập trung nguồn lực lớn, tạo bước đột
phá trong công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã
hội; nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn tín dụng
chính sách; tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng
thương mại; huy động lực lượng toàn xã hội tham
gia vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, góp phần
hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn.
Đến hết năm 2015, tổng dư nợ tại NHCSXH đạt
142.528 tỷ đồng, tăng gấp 18 lần so với khi mới đi
vào hoạt động năm 2002, với hơn 6.863 nghìn hộ
nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách
khác còn dư nợ, dư nợ bình quân hơn 20 triệu đồng/
đối tượng vay vốn. Hiện nay, NHCSXH đã và đang
triển khai 20 chương trình tín dụng chính sách với
hơn 27,9 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính
sách khác được vay vốn. Đến 31/12/2015, tổng nợ
quá hạn và nợ khoanh là 1.107 tỷ đồng, chiếm 0,78%
tổng dư nợ.
Hiệu quả từ quản lý tín dụng
Một số kết quả đạt được
Về hiệu quả xã hội:
Các chỉ tiêu về tỷ lệ hộ nghèo
cần được vay vốn trung bình trong 5 năm qua
2010-2015 đạt mức khá cao 87%. Kết quả cho thấy
gần như tỷ lệ này không có nhiều biến động và xu
hướng tăng trưởng ổn định qua các năm. Tỷ lệ học
sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn
từ NHCSXH cũng luôn đạt ở mức trên 90% và tăng
trưởng mạnh trong 2 năm gần đây với mức hiệu
suất đạt gần 100%. Bên cạnh đó, tỷ lệ người thuộc
đối tượng chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao
động cũng đạt mức rất cao từ 90% năm 2010 đến
gần 100% năm 2015…
Về hiệu quả kinh tế:
Thực tế cho thấy tỷ lệ nợ xấu
của NHCSXH luôn dưới mức 1,4% trong 5 năm qua.
BÀNVỀ QUẢN LÝ TÍNDỤNG CHÍNH SÁCH
TẠI NGÂNHÀNG CHÍNH SÁCH XÃHỘI
TS. NGUYỄN THỊ HỒNG YẾN, ThS. NGUYỄN THU HÀ
- Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên
Trải qua hơn 12 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội đã vượt qua nhiều khó khăn,
khẳng định được vai trò quan trọng trong công cuộc giảm nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và
là địa chỉ tin cậy cung cấp tín dụng cho người nghèo, các đối tượng chính sách khác. Đánh giá chung cho
thấy, thực trạng quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng này đã đạt một số kết quả tích cực nhưng cũng
còn những tồn tại cần khắc phục.
Từ khóa: Quản lý tính dụng chính sách, ngân hàng chính sách xã hội
1...,39,40,41,42,43,44,45,46,47,48 50,51,52,53,54,55,56,57,58,59,...110
Powered by FlippingBook