5.1. So ky 2 thang 12 - page 5

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
7
sở hữu chéo; đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của
các ngân hàng thương mại.
Để thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại ngân sách nhà
nước, các giải pháp đặt ra gồm: Đẩy mạnh cơ cấu lại
thu, chi ngân sách, bảo đảm an toàn nợ công và tài
chính quốc gia; Thực hiện đúng Luật ngân sách nhà
nước, các luật về thuế, phí và lệ phí; Thực hành tiết
kiệm chi tiêu trong khả năng của nền kinh tế. Tăng
cường quản lý, sử dụng hiệu quả vốn vay, chỉ vay
trong khả năng trả nợ; kiểm soát chặt khoản vay của
chính quyền địa phương, DNNN. Thực hiện nghiêm
kỷ luật, kỷ cương thu, chi ngân sách ở tất cả các cấp,
ngành, địa phương và đơn vị; Hoàn thiện hệ thống
pháp luật về quản lý tài chính, tài sản, quản lý đầu
tư, quản lý nguồn vốn nhà nước.
Đối với khu vực công, cần đổi mới phương thức,
nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà
nước về kinh tế trong đó đổi mới phương thức quản
lý nhà nước về kinh tế theo hướng xây dựng Nhà
nước quản lý và phục vụ, thực hiện toàn diện chính
quyền điện tử; Tiến hành sáp nhập, giải thể đơn vị,
bộ máy hoạt động không hiệu quả; đẩy mạnh tinh
giản biên chế, cải cách bộ máy nhà nước gắn với cải
cách tiền lương; Tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục
hành chính, cải thiện vượt bậc về chất lượng môi
trường kinh doanh; Đổi mới căn bản cách thức quản
lý và thái độ làm việc của công chức nhà nước, phục
vụ đi đôi với quản lý; minh bạch hóa quản lý nhà
nước, tăng cường kỷ luật công vụ, kỷ cương đối với
cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước…
Ngoài chủ trương về cơ cấu lại hệ thống các tổ
chức tín dụng, tái cơ cấu DNNN, tái cơ cấu đầu
tư công, ngân sách nhà nước và khu vực công chủ
trương phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân
trong nước đã được Quốc hội nhấn mạnh và đây là
vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm.
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, vấn đề này
được đặt ra trong bối cảnh bức tranh kinh tế DN tư
nhân của Việt Nam không nhiều dấu hiệu khởi sắc,
bởi quy mô của DN tư nhân Việt Nam đang ngày
càng nhỏ đi, tình hình sản xuất kinh doanh kém hiệu
quả. Mục tiêu cơ cấu lại DNNNmà Đảng, Chính phủ
đề ra sẽ tạo nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư và
khu vực tư nhân, đặt DNNN hoạt động trong một
môi trường bình đẳng, tạo ra sân chơi bình đẳng hơn
cho DN tư nhân.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội: Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020;
2. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khoá XII) về những vấn đề lớn trong nền
kinh tế;
3. Báo cáo tổng kết - giao lưu trực tuyến về cổ phần hoá DNNN.
quyền sử dụng đất, thị trường lao động và thị trường
khoa học công nghệ.
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, cũng như
các tồn tại, hạn chế trong thực hiện cơ cấu lại hệ thống
các tổ chức tín dụng, tái cơ cấu DNNN và tái cơ cấu
đầu tư công, Quốc hội chủ trương về đầu tư công,
cần tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công
trung hạn gắn với kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020
và kế hoạch vay, trả nợ công; Hoàn thiện thể chế quản
lý đầu tư công theo thông lệ quốc tế, trong đó ưu tiên
đổi mới cách thức thẩm định, đánh giá và lựa chọn
dự án đầu tư; Thực hiện cơ cấu lại đầu tư công gắn
với cơ cấu lại tài chính công, cơ cấu lại ngân sách nhà
nước và nợ công.
Một là,
tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu
tư công trung hạn gắn với kế hoạch tài chính 5 năm
2016-2020 và kế hoạch vay, trả nợ công. Hoàn thiện
thể chế quản lý đầu tư công theo thông lệ quốc tế,
trong đó ưu tiên đổi mới cách thức thẩm định, đánh
giá và lựa chọn dự án đầu tư. Thực hiện cơ cấu lại
đầu tư công gắn với cơ cấu lại tài chính công, cơ cấu
lại ngân sách nhà nước và nợ công.
Hai là,
về cơ cấu lại DNNN, cần tiếp tục đẩy mạnh
cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty
nhà nước; Đánh giá thực chất và đẩy nhanh tiến trình
cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của Nhà nước một
cách công khai, minh bạch; có cơ chế kiểm soát phù
hợp nguồn vốn mua bán, sáp nhập DN; Các DN cổ
phần hóa phải niêm yết trên thị trường chứng khoán
trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành cổ
phiếu lần đầu; Thu hút nhà đầu tư chiến lược có năng
lực; Xây dựng và công bố mục tiêu cụ thể hàng năm
về thoái vốn nhà nước tại DN; Xử lý dứt điểm các
DNNN thua lỗ, các dự án đầu tư của DNNN không
hiệu quả…
Ba là,
về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, nhiệm
vụ hoàn thành cơ bản việc cơ cấu lại các tổ chức tín
dụng, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và từng
bước áp dụng tiêu chuẩn Basel II tại các tổ chức tín
dụng tiếp tục được đặt ra. Theo đó, đến năm 2020,
cơ bản các ngân hàng thương mại có mức vốn tự
có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó có ít nhất
12-15 ngân hàng thương mại áp dụng thành công
Basel II (phương pháp tiêu chuẩn trở lên). Hoàn
thiện hệ thống pháp luật hỗ trợ, đẩy nhanh tiến
trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu;
Nâng cao năng lực của Công ty Quản lý tài sản của
các tổ chức tín dụng (VAMC) để mua, bán nợ theo
giá thị trường gắn với xử lý tài sản thế chấp, bảo vệ
lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ nợ, đồng thời
bố trí nguồn lực phù hợp để xử lý nhanh và dứt
điểm nợ xấu. Xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo,
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...110
Powered by FlippingBook