5.1. So ky 2 thang 12 - page 51

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
53
Thực trạng quản trị các khoản phải thu
tại Công ty cổ phần xi măngVICEMHải Vân
Hiện nay, cả nước có gần 60 nhà sản xuất xi măng.
Những năm gần đây, nguồn cung xi măng đã vượt cầu
tạo sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Trước thực
trạng đó, ngành xi măng đang được tái cơ cấu mạnh
mẽ, tuy nhiên, trong tương lai gần vẫn chưa thể tăng
trưởng đột biến. Điều này đã tác động đến hoạt động
kinh doanh của Công ty cổ phần VicemHải Vân, trong
đó, khoản phải thu có ảnh hưởng không nhỏ.
Về cơ bản, khoản phải thu phát sinh nhiều hay ít phụ
thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả
sản phẩm, chất lượng sản phẩm và chính sách bán chịu
của công ty, trong các yếu tố này, chính sách bán chịu
ảnh hưởng mạnh nhất. Hiện nay, Công ty thực hiện mở
rộng chính sách bán chịu (kéo dài thời hạn bán chịu, tăng
tỷ lệ chiết khấu thanh toán – 5/15 net 50, hạ thấp một số
tiêu chuẩn bán chịu khác) để kích thích nhu cầu dẫn tới
gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên vì bán chịu
làm phát sinh khoản phải thu và có chi phí đi kèm theo
khoản phải thu nên việc
xây dựng một chính sách
quản lý khoản phải thu
phù hợp thực sự cần thiết
cho Vicem Hải Vân nhằm
góp phần tối ưu hóa dòng
tiền và nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh.
Các khoản phải thu
tại VICEMHải Vân
Những năm gần
đây, tình hình các khoản
phải thu của công ty có
rất nhiều biến động, các
khoản phải thu tăng dần qua các năm và không có sự
ổn định, các khoản phải thu này chiếm tỷ trọng tương
đối lớn trong nguồn vốn lưu động của công ty.
Các khoản phải thu tại công ty đang ở mức khá cao,
bình quân là 112,787 triệu đồng/năm, đặc biệt đến cuối
quý III/2016 tăng cao đến 210,686 triệu đồng. Trong đó,
khoản phải thu khách hàng chiếm chủ yếu (khoảng
90%) và có xu hướng tăng dần qua các năm. Khoản
phải thu ngắn hạn khó đòi tồn đọng qua các năm khó
thu hồi. Hiện tượng này phần lớn do khách hàng của
công ty chủ yếu là các doanh nghiệp (DN) kinh doanh
trong ngành xây dựng, bất động sản, một số DNngừng
hoạt động nhưng chưa tuyên bố phá sản. Bên cạnh đó,
khi Công ty mở rộng chính sách bán chịu với nội dung
chủ yếu là cho khách hàng “gối đầu” các khoản nợ. Các
điều khoản bán chịu được nới lỏng về thời hạn thanh
toán từ 30 ngày lên 50 ngày và giá trị thanh toán bằng
75% giá trị hàng hóa nên khoản phải thu ngắn hạn tăng
nhanh, đồng thời nợ khó đòi cũng biến động tỷ lệ thuận
với phải thu ngắn hạn. Điều này thể hiện rõ qua chỉ tiêu
dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi của các năm.
QUẢNTRỊ CÁC KHOẢNPHẢI THU
TẠI CÔNGTY CỔ PHẦN XI MĂNGVICEMHẢI VÂN
ThS. NGUYỄN THỊ THU HÀ
- Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng
Trong hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều có các khoản mua chịu và bán chịu hàng hoá, từ đó
hình thành nên khoản phải thu. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và
rủi ro. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết
đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp để xây dựng mô hình quản trị khoản phải thu phù hợp với
đặc điểm kinh doanh của Công ty cổ phần Vicem Hải Vân…
Từ khóa: khoản phải thu, phải thu khách hàng, chính sách bán chịu
BẢNG 1: CÁC KHOẢN PHẢI THU (TRIỆU ĐỒNG)
Chỉ tiêu
2012 2013 2014 2015
Quý
III/2016
Tỷ trọng
bình
quân (%)
I
Khoản phải thu ngắn hạn
79,232 106,728 77,574 89,714
210,686
100
1 Phải thu khách hàng
64,349 96,148 66,601 85,959
191,489
89.5
2 Trả trước cho người bán 6,499
296 2,219 1,375 2,654
2.3
3 Các khoản phải thu khác 4,245 5,747 4,070 (3,229) 5,674
2.9
4 Dự phòng phải thu
ngắn hạn khó đòi
(4,139) (4,537) (4,684) (5,609)
(10,869)
-5.3
II Các khoản phải thu dài hạn
-
-
-
206 232
1 Phải thu dài hạn khác
206 232
Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu báo cáo của CTCP Vicem Hải Vân
1...,41,42,43,44,45,46,47,48,49,50 52,53,54,55,56,57,58,59,60,61,...110
Powered by FlippingBook