5.1. So ky 2 thang 12 - page 58

60
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
tổ chức tài chính vi mô hoạt động; đồng thời, cụ thể
hóa những quy định nêu trong Luật Các tổ chức
tín dụng. Ngày 31/12/2015, Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) đã ban hành Thông tư 33/2015/TT-NHNN
quy định cụ thể về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt
động của tổ chức tài chính vi mô nhằm hoàn thiện
hành lang pháp lý cho hoạt động của các tổ chức
tài chính vi mô. Tuy nhiên, rất cần có các thông tư
hướng dẫn về quản trị điều hành hoạt động của tổ
chức tài chính vi mô, có định hướng cho việc điều
chỉnh, củng cố, tiến tới chính thức hóa hoạt động
của các chương trình/dự án tài chính vi mô do các
tổ chức tài chính vi mô bán chính thức triển khai
hoạt động.
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn
Chiến lược phát triển Tài chính vi mô của Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu chuyển đổi tài
chính vi mô thành một ngành vững mạnh theo định
hướng thị trường; đảm bảo sự tiếp cận dịch vụ cho
tất cả khách hàng với các tổ chức tham gia dịch vụ
tài chính vi mô; cung cấp nhiều dịch vụ tài chính có
chất lượng cho các hộ gia đình nghèo và thu nhập
thấp; tăng cường cơ hội phát triển kinh tế cho người
dân. Chương trình Phát triển tài chính vi mô hướng
tới hợp nhất tài chính vi mô vào thị trường tài chính
chính thức, thông qua thúc đẩy phát triển các tổ
chức tài chính vi mô mới nổi thành các tổ chức tín
dụng chính thức được Ngân hàng Nhà nước cấp
phép hoạt động…
Thứ hai,
tăng cường năng lực giám sát quản lý
nhà nước đối với hoạt động tài chính vi mô.
Để giám sát có hiệu quả hoạt động của các tổ
chức tài chính vi mô theo chuẩn mực quốc tế,
Việt Nam cần nghiên cứu áp dụng 25 nguyên tắc
cơ bản giám sát hoạt động tài chính vi mô do
Ủy ban Basel khuyến nghị. Cơ quan thanh tra
giám sát thuộc NHNN cần nghiên cứu ban hành
những hướng dẫn cụ thể hóa các nguyên tắc của
Ủy ban Basel.
Trong đó, cần phải nhấn mạnh các quy định về
quyền hạn, phương thức, kỹ năng giám sát, đó tăng
cường vai trò, quyền lực của cơ quan giám sát; quy
định về quản lý các loại rủi ro đặc thù của tổ chức
tài chính vi mô; quy định về hoạt động được phép,
tiêu chuẩn cấp phép cho tổ chức tài chính vi mô;
quy định về quản lý tài sản, dự trữ, vốn tối thiểu
trong tổ chức tài chính vi mô... Đồng thời, với việc
ban hành bộ tiêu chuẩn giám sát hoạt động tài chính
vi mô phù hợp với Việt Nam, cần tăng cường năng
lực của đội ngũ thanh tra, giám sát viên thông qua
các khóa học tập, tổ chức hội thảo có sự tham gia
tư vấn của các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực tài
chính vi mô.
Thứ ba,
tăng cường năng lực của các tổ chức tài
chính vi mô cung cấp dịch vụ.
Để thực hiện thành công chương trình phát triển
tài chính vi mô theo hướng tăng cường phổ cập tài
chính cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung
ứng cùng với việc phát triển các kênh phân phối
hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, để hướng tới đảm bảo sự bền vững,
an toàn và hiệu quả trong từng tổ chức tài chính vi
mô cũng như cho toàn hệ thống, cần tập trung nhấn
mạnh phát triển năng lực quản lý rủi ro của các tổ
chức tài chính vi mô.
Thứ tư,
phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ hoạt động
tài chính vi mô.
Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc phát
triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho hoạt động tài chính
vi mô quốc gia. Theo đó, có hai mảng chính cần tập
trung trước mắt, đó là:
(i) Phát triển cơ sở hạ tầng phía trước, gồm các
điểm tiếp cận khách hàng như: Máy rút tiền tự động
(ATM), chi nhánh bưu điện, đại lý bán lẻ, thiết bị
chuyển tiền tại điểm bán (POS)...
(ii) Phát triển cơ sở hạ tầng phía sau gồm: Hệ
thống thanh toán bù trừ tự động, mạng lưới chuyển
tiền, mạng thanh toán kết nối giữa cơ sở bán hàng
và chi nhánh giao dịch... Bên cạnh đó, cũng cần hình
thành và phát triển các tổ chức có các chức năng
hỗ trợ khác, chẳng hạn trung tâm thông tin khách
hàng, bảo hiểm tiền gửi, hệ thống văn bản pháp
lý liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm trong tranh
chấp (nếu có)...
Tài liệu tham khảo:
1. Lê Thanh Tâm và các thành viên (2011), “Phát triển hoạt động tài chính vi
mô Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ứng dụng”, Đề tài khoa học
cấp cơ sở mã số CS.2010.07, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2010-2011;
2. Một số thông tư của NHNN: (2015), Thông tư 04/TT-NHNN ngày 31/3/2015;
Thông tư số 33/2016/TT-NHNN;
3. Nguyễn Kim Anh và nhóm nghiên cứu (2013), Tài chính vi mô tại Việt Nam
thực trạng và khuyến nghị chính sách;
4. Đào Văn Hùng (2005), Phát triển hoạt động Tài chính vi mô ở Việt Nam,
NXB Lao Động - Xã hội;
5. Đặc san Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam từ số 46 đến số 67.
Năm 2015, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt
Nam đã huy động hơn 140.000 tỷ đồng để cho
hộ nghèo vay vốn, nhờ đó, trên 25,5 triệu lượt
hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính
sách đã được tiếp cận tới nguồn vốn chính sách
và trên 3,6 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo.
1...,48,49,50,51,52,53,54,55,56,57 59,60,61,62,63,64,65,66,67,68,...110
Powered by FlippingBook