5.1. So ky 2 thang 12 - page 6

8
TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Đột phá trong đầu tư công trung hạn
Trong giai đoạn 2011 – 2015, Chính phủ ban hành
nhiều giải pháp, chính sách về tái cơ cấu đầu tư, với
trọng tâm là đầu tư công. Nổi bật nhất là Chỉ thị
số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 đã góp phần quan
trọng vào việc khắc phục tình trạng buông lỏng quản
lý đầu tư công, bố trí vốn phân tán dàn trải, gây thất
thoát, lãng phí; xử lý từng bước, có bài bản nợ đọng
xây dựng cơ bản và thu hồi các khoản vốn ứng trước
kế hoạch quá lớn trước đây. Tuy nhiên, để cơ cấu
lại, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công,
thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn
vốn đầu tư phát triển, hoàn thiện cơ bản hệ thống
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phục vụ
cho việc thực hiện các mục tiêu Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn
2016 – 2020, ngày 10/11/2016, Quốc hội đã thông qua
Nghị quyết 26/2016/QH14 về kế hoạch đầu tư công
trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Các kế hoạch này
được kỳ vọng là bước đổi mới đột phá trong quản lý
nhà nước về ngân sách và đầu tư công, bước chuyển
căn bản xóa bỏ tư tưởng xin - cho, nâng cao hiệu quả
đầu tư công các cấp.
Tại Nghị quyết 26/2016/QH14, Quốc hội quyết
nghị, tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn NSNN
giai đoạn 2016 - 2020 tối đa là 2 triệu tỷ đồng, bao
gồm vốn ngân sách trung ương là 1.120.000 tỷ đồng
(vốn nước ngoài 300.000 tỷ đồng, vốn trong nước
820.000 tỷ đồng), trong đó phát hành 260.000 tỷ
đồng vốn trái phiếu Chính phủ (gồm cả 60.000 tỷ
đồng vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2014 - 2016
chuyển sang), tiền bán vốn nhà nước tại một số
doanh nghiệp (DN) là 250.000 tỷ đồng. Vốn cân đối
ngân sách địa phương là 880.000 tỷ đồng.
Dự phòng kế hoạch đầu tư trung hạn vốn NSNN
giai đoạn 2016-2020 để xử lý những vấn đề phát sinh
trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư trung hạn
với mức dự phòng chung 10% theo từng nguồn vốn;
các bộ, ngành trung ương và địa phương dành 10%
dự phòng trên tổng mức vốn được phân bổ theo kế
hoạch trung hạn theo từng nguồn vốn.
Với tổng mức vốn đầu tư trung hạn tối đa là 2
triệu tỷ đồng, Nghị quyết định hướng tập trung
bố trí vốn để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành các
chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan
trọng và trọng điểm, cần thiết, cấp bách làm cơ sở
đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội, có tính kết
nối và lan tỏa vùng, miền; khai thác tối đa, sử dụng
hiệu quả nguồn vốn của các thành phần kinh tế
khác. Không bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn từ
NSNN vào các lĩnh vực, dự án mà các thành phần
kinh tế khác có thể đầu tư;
Đặc biệt, ưu tiên vốn đầu tư từ nguồn NSNN cho
các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng thường
xuyên bị thiên tai, bão lũ và các vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Hỗ trợ về nhà ở
đối với hộ người có công với cách mạng; Các nhiệm
vụ ứng phó biến đổi khí hậu, phòng, chống, khắc
phục tình trạng hạn hán ở các tỉnh Tây Nguyên và
Nam Trung Bộ, xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long, sự cố ô nhiễm môi trường biển ở 4
tỉnh miền Trung; Đối với tiền bán vốn nhà nước tại
một số DN, ưu tiên đầu tư cho các dự án quan trọng,
mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Việc sử dụng vốn NSNN giai đoạn 2016 - 2020
đầu tư cho các ngành, lĩnh vực, các chương trình
đều tuân thủ theo quy định tại Nghị quyết 1023/
ĐẢMBẢO ANTOÀN
TÀI CHÍNHQUỐC GIA, PHÁT TRIỂNKINHTẾ - XÃHỘI
TS. VŨ THỊ THANH THUỶ
Ngày 10/11/2016, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 26/2016/QH14 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn
giai đoạn 2016 - 2020. Với tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước trong giai đoạn
2016 - 2020 tối đa là 2 triệu tỷ đồng, Nghị quyết hướng tới mục tiêu cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư công, thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, hoàn thiện
cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.
Từ khóa: Đầu tư công trung hạn, ngân sách nhà nước, tài chính quốc gia, kết cấu hạ tầng
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...110
Powered by FlippingBook