5.1. So ky 2 thang 12 - page 60

62
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
phải có chứng từ đầy đủ, hợp lý, được xét duyệt của
ban giám đốc, quản đốc phân xưởng. Tuy nhiên, Công
ty không phân chi phí sản xuất chung thành biến phí
và định phí nên sự biến động của khoản mục chi phí
này chưa được đánh giá và có sự điều chỉnh hiệu quả.
Nguyên nhân là do Công ty chưa đi vào đánh giá so
sánh, phân tích chi phí sản xuất chung thực tế phát
sinh với dự toán nên không phát hiện được các nhân
tố ảnh hưởng làm tăng chi phí này và có biện pháp
kiểm soát thích hợp.
Một số giải pháp tăng cường
kiểm soát chi phí sản xuất
Thứ nhất,
hoàn thiện công tác xây dựng định mức,
lập dự toán chi phí sản xuất: Hiện tại, Công ty chưa có
hệ thống định mức đối với các nội dung chi phí trong
khoản mục chi phí sản xuất chung. Chi phí này thực
tế phát sinh được ghi nhận và phân bổ cho lượng sản
phẩm sản xuất ra, làm cho Công ty rất khó kiểm soát
chính xác chi phí thực tế phát sinh.
Tại Công ty, dự toán được lập hiện nay là dự toán
tĩnh, theo một mức độ hoạt động, điều này chưa đáp
ứng được thông tin cho lãnh đạo để đưa ra các quyết
định phù hợp với diễn biến của thị trường. Do đó, việc
lập dự toán chi phí sản xuất linh hoạt phải được thực
hiện thường xuyên để làm căn cứ cho việc điều chỉnh
định mức sản xuất sản phẩm.
Thứ hai,
hoàn thiện công tác lập báo cáo và phân
tích chi phí phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất: Công
ty đã lập một số báo cáo nội bộ phục vụ yêu cầu sản
xuất. Tuy nhiên, các báo cáo này chưa chỉ rõ chiều
hướng và nguyên nhân biến động của chi phí.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Báo cáo củaCông
ty mới chỉ phản ánh được tình hình sử dụng nguyên
vật liệu chứ chưa thể hiện được tình hình biến động
nguyên vật liệu theo các nguyên nhân khác nhau. Do
đó, chưa có cơ sở để gắn trách nhiệm với từng bộ phận
sử dụng. Trong thời gian tới, Công ty cần xây dựng
các báo cáo phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
nhằm xác định mức biến động về lượng hay đơn giá
nguyên vật liệu từ đó xác định nguyên nhân và có biện
pháp kiểm soát kịp thời.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Báo cáo chi phí
nhân công trực tiếp ở Công ty chỉ mới tập trung vào
cung cấp thông tin về lương công nhân chứ chưa đi
sâu phân tích và đánh giá nguyên nhân biến động.
Do đó, Công ty cần thiết lập các báo cáo phân tích chi
phí nhân công trực tiếp để đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng, tìm ra các nguyên nhân gây nên sự biến động
chi phí nhân công trực tiếp để từ đó có các biện pháp
kiểm soát thích hợp.
- Chi phí sản xuất chung: Báo cáo chi phí sản xuất
chung cần được chi tiết theo yếu tố chi phí trên cơ sở
phân loại thành biến phí và định phí. Từ đó, so sánh
mỗi yếu tố chi phí thực tế với dự toán để thấy được
quy mô và tốc độ tăng, giảm của từng yếu tố chi phí
ảnh hưởng đến khoản mục chi phí sản xuất chung
như thế nào.
Bên cạnh các giải pháp trên, đối với một số vật
tư xuất kho cho sản xuất nhưng sử dụng không
hết, Công ty cần tiến hành nhập kho trở lại và được
phản ánh vào sổ sách chi tiết đầy đủ, kịp thời. Đồng
thời, thường xuyên theo dõi về khối lượng thực hiện
công việc, chất lượng và kỹ thuật tay nghề của công
nhân nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm và kế
hoạch sản xuất, tránh được sự lãng phí về nguyên
vật liệu.
Bên cạnh đó, cần kiểm soát chặt chẽ thời gian làm
việc của công nhân bằng hệ thống thẻ từ; Phân công
người trực tiếp kiểm tra, kiểm soát việc quẹt thẻ công
nhân. Công ty cũng nên cài đặt phần mềm quản lý
nhân sự, tính lương để thuận tiện trong việc theo dõi
nhân sự và tính lương; Xây dựng quy chế thưởng,
phạt thích đáng cho các bộ phận, phòng ban, phân
xưởng sản xuất trong việc tiết kiệm chi phí, cải tiến kỹ
thuật, sản phẩm sản xuất đạt, vượt kế hoạch, nâng cao
chất lượng sản phẩm; Xây dựng ý thức tiết kiệm chi
phí cho các cá nhân.
Tóm lại, việc kiểm soát chi phí sản xuất đóng một
vai trò hết sức quan trọng. Kiểm soát chi phí sản xuất
làmột phần của các chiến lược tăng trưởng kinh doanh
nhằm tiết kiệm chi phí và tạo ra các ưu thế cạnh tranh
rõ rệt trên thị trường. Từ thực trạng nghiên cứu, bài
viết đã đưa ra một số giải pháp tăng cường kiểm soát
chi phí sản xuất tại Công ty TNHH một thành viên xi
măng Nghi Sơn, với mong muốn trong thời gian gần
nhất, Công ty có thể áp dụng và đạt được hiệu quả
kiểm soát tốt chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành sản
phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả
kinh doanh và sức cạnh tranh trên thị trường, khẳng
định thương hiệu “xi măng Quang Sơn - bền vững
theo thời gian”.
Tài liệu tham khảo:
1. Các tài liệu thu thập được từ Công ty TNHHmột thành viên xi măng Quang Sơn;
2. Đậu Ngọc Châu-Nguyễn Viết Lợi (2008), Giáo trình Kiểm toán báo cáo tài chính,
NXB Tài chính, Hà Nội;
3. Giáp Đăng Kha (2014), “Công cụ để kiểm soát chi phí sản xuất trong các doanh
nghiệp xây lắp”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, (07/04/2014);
4. Nguyễn Ngọc Quang (2010), Kế toán quản trị doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh
tế quốc dân, Hà Nội;
5. GS., TS. Nguyễn Quang Quynh (2009), Kiểm toán hoạt động, NXB Đại học kinh
tế quốc dân;
6. Vũ Hữu Đức (1999), Kiểm toán nội bộ, NXB thống kê.
1...,50,51,52,53,54,55,56,57,58,59 61,62,63,64,65,66,67,68,69,70,...110
Powered by FlippingBook