5.1. So ky 2 thang 12 - page 64

66
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
của cán bộ tín dụng nên để đảm bảo an toàn cho
ngân hàng, quy trình cấp tín dụng ở một số ngân
hàng vẫn còn cồng kềnh, phức tạp, quy trình cho
vay doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như cá nhân
hầu như vẫn giống quy trình cho vay khách hàng
doanh nghiệp lớn. Hạn chế nói trên gây lãng phí
về nhân lực, tài lực của ngân hàng khi xử lý các
khoản tín dụng.
Bốn là, hệ thống đo lường rủi ro tín dụng chưa
đồng bộ:
Nghiên cứu cho thấy, hệ thống hỗ trợ đo lường
tại một số ngân hàng, phân tích rủi ro tín dụng vẫn
còn chưa đồng bộ. Trong quá trình thực hiện xếp
hạng tín dụng nội bộ, khả năng phân tích ngành
nghề còn hạn chế, chưa có các bộ tiêu chuẩn về
từng ngành, chưa đưa ra được các cảnh báo và
định hướng cho hoạt động tín dụng, để hạn chế
đầu tư vào những ngành, thành phần kinh tế làm
ăn kém hiệu quả. Phương pháp xếp hạng nhiều
khi còn mang tính chủ quan, định tính, dựa trên
sự đánh giá của cán bộ tín dụng trực tiếp quản lý.
Xuất phát từ việc thiếu hệ thống đo lường trên mà
chiến lược hoạt động, chính sách, thủ tục, quyết
định tín dụng cũng như xác định lãi suất cho vay
nhiều khi chung chung, chưa có căn cứ định lượng
cụ thể nên tính khoa học, chính xác chưa cao.
Căn nguyên của những hạn chế
Những hạn chế của việc áp dụng Hiệp ước Basel
II trong quản trị rủi ro tín dụng tại một số NHTM
cổ phần hiện nay chủ yếu xuất phát từ các nguyên
nhân sau:
Nh ng nguyên nhân khách quan
Nội dung Basel II quá phức tạp:
Một trong những
trở ngại lớn nhất với việc tiếp cận các quy tắc trong
hiệp ước Basel là sự khác biệt về ngôn ngữ. Ngôn
ngữ được thể hiện trong hiệp ước Basel là tiếng
Anh, hoàn toàn chưa có một tài liệu nghiên cứu
hoặc dịch thuật chính thức nào bằng tiếng Việt.
Mỗi văn bản ban hành từ Ủy ban Basel, kể cả văn
bản chính thức lẫn văn bản bổ sung, hướng dẫn
đều có độ dài từ 400 đến hơn 500 trang, phần lớn
là thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu, là những từ
mới và khó.
Ngoài ra, một khối lượng đồ sộ các văn bản của
Basel với nhiều công thức phức tạp, chưa gần gũi
với thực tế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt
Nam cũng là lý do để các chuyên gia tập trung thời
gian tìm hiểu và nghiên cứu.
Chi phí thực hiện ứng dụng Basel II lớn:
Đối với
các ngân hàng quốc tế lớn, họ đã áp dụng kỹ thuật
quản lý rủi ro gần tương thích với Basel II và có thể
tiết kiệm chi phí qua quy mô hoạt động. Đối với
các nước đang phát triển, các ngân hàng sẽ gặp khó
khăn hơn vì chuyển sang áp dụng kỹ thuật Basel II
rất tốn kém, các ngân hàng cỡ nhỏ khó có thể chịu
được chi phí cố định liên quan đến việc nâng cấp
ngân hàng.
Theo ước tính, nếu thực hiện, các NHTM cỡ nhỏ
phải tốn xấp xỉ 10 triệu USD, tương đương với 160
tỷ đồng Việt Nam, khoảng 15% vốn điều lệ của các
NHTM cổ phần. Trong khi đó, nếu là ngân hàng
lớn, chi phí vận hành hệ thống Basel có thể lên đến
200 triệu USD, tương đương với 3.200 tỷ đồng Việt
Nam, cao hơn mức vốn pháp định của các NHTM
Nhà nước theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của
Chính phủ về ban hành danh mục mức vốn pháp
định của các tổ chức tín dụng.
Yêu cầu của Basel II về vốn cao:
Mặc dù tỷ lệ vốn
an toàn tối thiểu trong Basel II vẫn giữ mức 8%
nhưng trên thực tế, các ngân hàng phải duy trì
mức vốn cao hơn so với mức quy định ở Basle I
bởi phải bổ sung thêm vốn để dự phòng các rủi ro
hoạt động và rủi ro thị trường. Điều này rất bất lợi
cho các NHTM Việt Nam vì rủi ro hoạt động cũng
như rủi ro thị trường thấp hơn các ngân hàng quốc
tế lớn, phạm vi hoạt động của các ngân hàng tương
đối hẹp.
Nh ng nguyên nhân chủ quan
Chưa có văn bản hướng dẫn về việc thực hiện Basel
II:
Theo quy định trong hiệp ước Basel II, các
NHTM được lựa chọn 1 trong 3 phương pháp đánh
giá rủi ro tín dụng và tính toán tỷ lệ an toàn vốn
theo từng phương pháp với sự đồng ý của cơ quan
giám sát, phù hợp với năng lực hiện tại của từng
ngân hàng. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có văn bản
hướng dẫn về việc thực hiện một trong 3 phương
pháp này đối với các NHTM hoạt động trên lãnh
thổ Việt Nam.
Chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu:
Theo
các điều khoản và điều kiện về việc ứng dụng
phương pháp tiếp cận dựa trên dánh giá nội bộ
(IRB), Ủy ban Basel yêu cầu duy trì và phát triển
hệ thống cơ sở dữ liệu về các khách hàng vay của
mình theo đặc điểm, các xếp hạng, quy trình quản
lý, hạng mức tín nhiệm… Đạt được những tiêu
chuẩn khắt khe này là không dễ với các NHTM
Việt Nam.
Đặc biệt, khi muốn sử dụng được phương pháp
IRB thì phải duy trì thông tin về xếp hạng tín
nhiệm trong lịch sử của khách hàng bao gồm điểm
số, ngày xếp hạng phương pháp xếp hạng và các
1...,54,55,56,57,58,59,60,61,62,63 65,66,67,68,69,70,71,72,73,74,...110
Powered by FlippingBook