5.1. So ky 2 thang 12 - page 66

68
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Thực trạng ngành Logistics Việt Nam
Hoạt động khai thác cảng
Trong năm2014, tổng sản lượng hàng hóa container
thông qua hệ thống cảng biển cả nước đạt 10,240 triệu
TEU (TEU là đơn vị đo của hàng hóa được container
hóa tương đương với một container), năm 2015 đạt
12 triệu TEU. Tính đến thời điểm cuối năm 2014, tổng
mức công suất khai thác cảng tại khu vực phía Bắc
đạt hơn 4,8 triệu TEU và tăng lên 5 triệu TEU vào cuối
năm 2015. Đến năm 2016, nguồn cung năng lực xếp dỡ
tại khu vực TP. Hồ Chí Minh là 8,65 triệu TEU, cùng
với hệ thống cảng Cái Mép, Thi Vải sẽ tạo ra nguồn
cung 15,37 triệu TEU cho cả hệ thống cảng miền Nam.
Hoạt động vận tải
Hiện có hơn 50 hãng hàng không nước ngoài và
4 hãng hàng không nội địa hoạt động ở Việt Nam.
Bốn hãng hàng không Việt Nam chiếm tỷ trọng
tuyệt đối trong các tuyến nội địa. Còn các tuyến
quốc tế, ưu thế thuộc về các hãng nước ngoài với
82% thị phần. Các tuyến vận chuyển hàng hóa hàng
không quốc tế chủ yếu ở Việt Nam là châu Á – Thái
Bình Dương, EU và Bắc Mỹ. Trong hơn 5 năm qua,
hoạt động của các hãng tàu Việt Nam gặp nhiều khó
khăn, nhiều doanh nghiệp (DN) thua lỗ nặng, phá
sản. Lợi nhuận biên gộp trung bình khoảng 30-40%,
chi phí quản lý DN so với doanh thu dao động từ
5-10%. Vận tải hàng hóa hàng không chiếm khoảng
25% giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Hoạt động điều phối logistics
Theo thống kê, tổng diện tích hệ thống các trung
tâm phân phối tại Việt Nam hiện khoảng 300 ha,
phân bố rải rác từ Bắc vào Nam. Hoạt động hệ
thống cảng cạn (ICD) ở phía Nam phát triển mạnh
mẽ hơn phía Bắc với sản lượng hàng hóa thông qua
gấp khoảng 3,5 lần và trung chuyển được khoảng
50% hàng hóa cho hệ thống cảng miền Nam.
Hoạt động của các
doanh nghiệp logistics Việt Nam
Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (World
Bank), logistics tại Việt Nam hiện đang xếp hạng
64/160 trên toàn thế giới với điểm chỉ số hoạt động
logistic (LPI) 2,98 tụt hạng so với năm trước.
Về quy mô và thị phần
Hiện Việt Nam có khoảng 1.200 DN logistics
đang hoạt động. Thời gian hoạt động trung bình
của DN là 5 năm, với 80% DN có vốn đăng ký trung
bình là 6-7 tỷ đồng, chủ yếu là DN trong nước. Trong
khi các DN nội địa chiếm số lượng lớn, tới hơn 90%
nhưng lại chiếm không quá 20% thị phần logistics cả
nước. 10% số DN còn lại là các liên doanh hay đại
diện của hãng nước ngoài nắm giữ tới 80% thị phần.
Việt Nam đã tham gia vào nhiều Hiệp định
thương mại tự do (FTA), tuy nhiên, các FTA mang
lại tác dụng cho ngành logistics còn hạn chế, bởi
bên cạnh hội nhập còn là sự cạnh tranh ngày càng
khốc liệt hơn. Các DN nước ngoài đã có sẵn mạng
lưới logistics ở Việt Nam và toàn cầu, trong khi DN
Việt Nam gần như 100% không có chi nhánh ở nước
ngoài. Một số DN Việt Nam cũng đã tham gia được
vào chuỗi logistics thế giới, tuy nhiên, các công ty
xuất nhập khẩu nước ngoài hầu như không thuê
DN trong nước vì mọi hoạt động logictics đều nằm
trong tầm kiểm soát của nước ngoài.
DOANHNGHIỆP LOGISTICS VIỆT NAM
TRONGBỐI CẢNHHỘI NHẬP KINHTẾ QUỐC TẾ
ThS. TRẦN THỊ TUYẾT NGA -
Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng
Trong bối cảnh ngày càng nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chính thức có hiệu lực, các hoạt
động xuất nhập khẩu phát triển sôi động đã mở ra nhiều cơ hội để ngành Logistics Việt Nam phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đặt ra không ít thách thức khi đa phần các doanh nghiệp logictics Việt Nam
hiện chỉ có quy mô còn nhỏ, hạn chế về cơ sở vật chất, chỉ hoạt động trong một phân khúc đơn lẻ, năng
lực cạnh tranh yếu, chi phí logistics thuộc loại cao trong khu vực... Thực trạng hoạt động của các doanh
nghiệp này ra sao và giải pháp nào để phát triển là vấn đề đang được quan tâm.
Từ khóa: Logistics, doanh nghiệp, xuất nhập khẩu, thương mại quốc tế
1...,56,57,58,59,60,61,62,63,64,65 67,68,69,70,71,72,73,74,75,76,...110
Powered by FlippingBook