5.1. So ky 2 thang 12 - page 68

70
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Vai trò của quản trị vốn lưu động
tại doanh nghiệp nhỏ và vừa
Vốn lưu động là một chỉ số liên quan đến lượng
tiền một doanh nghiệp (DN) cần để duy trì hoạt
động thường xuyên, hay nói một cách cụ thể hơn
đó là lượng tiền cần thiết để tài trợ cho hoạt động
chuyển hóa nguyên liệu thô thành thành phẩm bán
ra thị trường. Những thành tố quan trọng của vốn
lưu động đó là lượng hàng tồn kho, khoản phải thu,
khoản phải trả. Các nhà phân tích thường xem xét các
khoản mục này để đánh giá hiệu quả và tiềm lực tài
chính của một công ty.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, vốn lưu động là
thước đo cho cả hiệu suất và sức mạnh tài chính ngắn
hạn của DN. Nhóm tài sản ngắn hạn và các nghĩa vụ
nợ ngắn hạn chứa 3 loại tài khoản có vai trò đặc biệt
quan trọng. Những tài khoản này đại diện cho những
mảng trong DN mà nhà quản trị thường xuyên và
trực tiếp phải quan tâm xử lý: (i) Tài khoản phải thu
(tài sản ngắn hạn); (ii) Hàng lưu kho (tài sản ngắn
hạn), và (iii) Tài khoản phải trả (nghĩa vụ nợ ngắn
hạn). Ngoài ra, những khoản nợ ngắn hạn cũng có
vai trò không kém phần quan trọng bởi nó tạo thành
một nghĩa vụ trong ngắn hạn của các tài sản ngắn
hạn của DN. Những dạng nợ ngắn hạn thường gặp
là nợ ngân hàng và hạn mức tín dụng.
Thay đổi trong lượng vốn lưu động của DN sẽ có
ảnh hưởng trực tiếp đến luồng tiền (hay còn gọi là lưu
chuyển tiền tệ) của DN. Tăng vốn lưu động đồng nghĩa
với việc DN đã sử dụng tiền để thanh toán, chẳng hạn
cho việc mua hoặc chuyển đổi hàng trong kho, thanh
toán nợ... Như thế, tăng vốn lưu động sẽ làm giảm
lượng tiền mặt DN đang nắm. Tuy nhiên, nếu vốn lưu
động giảm, đồng nghĩa với việc DN có ít tiền hơn để
thanh toán cho các nghĩa vụ nợ ngắn hạn, điều này có
thể tác động gián tiếp, và thường khó lường trước, đến
vận hành trong tương lai của DN. Tốc độ lưu chuyển
hàng tồn kho cũng là một công cụ hiệu quả để đánh giá
hiệu quả quản lý vốn lưu động của DN. Tỷ lệ này cho ta
biết tốc độ bán hàng của DN, được tính bằng cách chia
giá vốn hàng bán cho tổng giá trị hàng tồn kho, nếu tỷ
lệ này ở mức cao tức là DN đang kinh doanh tốt.
Thực trạng quản trị dòng tiền
của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các DN nhỏ và vừa của Việt Nam có những điểm
mạnh trong quản trị vốn lưu động, đó là:
- Nhiều DN đã bước đầu chú trọng xây dựng
được hệ thống các quy chế tài chính, quy chế chi tiêu
nội bộ, quy chế tiền lương và khen thưởng làm bộ
khung cho quản trị dòng tiền, hoạt động quản trị có
tính linh hoạt và năng động cao thích ứng với sự thay
đổi của môi trường kinh doanh.
- Đa số các DN đã chú trọng xây dựng được kế
hoạch dòng tiền trong ngắn hạn để cân đối thu chi
thường xuyên, sử dụng ít nợ vay trong hoạt động
kinh doanh, dựa nhiều vào nguồn vốn chủ sở hữu
giúp giảm thiểu rủi ro tài chính.
- Nhiều DN đã xây dựng được những chỉ tiêu
kiểm soát thường xuyên như: Giá thành, doanh thu,
tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để thực hiện kiểm
soát hoạt động kinh doanh, thực hiện phân tích tài
chính định kỳ để kiểm soát tình hình tài chính và tư
vấn cho ban lãnh đạo DN.
Bên cạnh đó, các DN nhỏ và vừa cũng có những
hạn chế trong quản trị vốn lưu động. Đa số các DN
chưa chú trọng xây dựng và truyền đạt chiến lược
công ty trong nội bộ DN. Chưa xây dựng các chỉ tiêu
đo lường chiến lược thông qua áp dụng thẻ điểm cân
bằng (balanced scorecard). Điều này khiến cho việc
xây dựng chiến lược vẫn dừng lại ở những yếu tố
định tính, khó tạo cơ sở hiệu quả trong việc đánh
giá hiệu quả hoạt động và hiệu quả của việc thực thi
chiến lược.
MỘT SỐVẤNĐỀ VỀ QUẢNTRỊ VỐN LƯUĐỘNG
TẠI DOANHNGHIỆPNHỎVÀVỪAHIỆNNAY
ThS. DƯƠNG THỊ NHÀN
- Đại học Mỏ - Địa chất
Một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa thất bại là do năng lực quản
trị tài chính hạn chế, đặc biệt trong việc hoạch định nguồn tài trợ dài hạn và quản trị vốn lưu động. Bài
viết đề cập đến một số điều mà các nhà quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa cần lưu tâm trong quản trị vốn
lưu động.
Từ khóa: Doanh nghiệp, quản trị vốn lưu động, tài chính
1...,58,59,60,61,62,63,64,65,66,67 69,70,71,72,73,74,75,76,77,78,...110
Powered by FlippingBook