5.1. So ky 2 thang 12 - page 70

72
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính (DFL) là khái niệm dùng để chỉ
sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (VCSH)
trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh
nghiệp (DN). Đòn bẩy tài chính vừa là công cụ thúc đẩy
lợi nhuận sau thuế (LNST) trên một đồng VCSH vừa là
công cụ kìm hãm sự gia tăng của nó. Khả năng gia tăng
lợi nhuận cao cho một đồng VCSH là điều mong ước
của các chủ DN nên DFL là một công cụ được các nhà
quản lý thường sử dụng.
Vì lãi vay phải trả không đổi khi sản lượng thay
đổi nên DFL rất lớn đối với các DN có hệ số nợ cao và
ngược lại DFL rất nhỏ trong các DN có hệ số nợ thấp,
nhữngDNkhông có nợ thì không có DFL. Khi DFLcao,
chỉ cầnmột sự thay đổi nhỏ của lợi nhuân trước thuế và
lãi vay (EBIT) cũng làm thay đổi lớn tỷ lệ LNST/VCSH,
tức là LNST/VCSH rất nhạy cảm với EBIT.
Về thực chất, DFL phản ánh sự thay đổi của tỷ suất
LNST/CVSH trước sự thay đổi của EBIT, như vậy, độ
lớn của DFL được xem là tỷ lệ thay đổi của tỷ suất
LNST/VCSH phát sinh do sự thay đổi của EBIT.
Công thức:
Độ lớn của DFL = Tỷ lệ thay đổi của LNST/
VCSH/Tỷ lệ thay đổi EBIT
Trong đó:
Tỷ lệ thay đổi của NST/VCSH = Chênh lệch
của LNST/VCSH kỳ phân tích so với kỳ gốc/
LNST/VCSH kỳ gốc
Tỷ lệ thay đổi EBIT = Chênh lệch của EBIT
kỳ phân tích so với kỳ gốc/EBIT kỳ gốc
Sử dụng đòn bẩy tài chính như sử dụng
“con dao 2 lưỡi”. Khi EBIT không đủ lớn để
trang trãi lãi vay thì tỷ suất LNST/VCSH bị
giảm, nhưng khi EBIT đủ lớn thì chỉ cần sự gia
tăng nhỏ về EBIT đã có sự gia tăng lớn về tỷ
suất LNST/VCSH.
Sử dụng đòn bẩy tài chính lựa chọn
phương án huy động vốn củaMai LinhmiềnTrung
Hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2013-2015
Trong giai đoạn 2013-2015, bối cảnh kinh tế trong
và ngoài nước đang phục hồi, kinh tế trong nước tăng
trưởng nhưng chưa bền vững. Chi phí đầu vào của
công ty: vật tư, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, lương
tăng, cộng thêm sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ,
lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty có xu
hướng giảm. ROA, ROE và EPS giảmmạnh, đặc biệt là
năm 2015 so với năm 2014.
Nhân tố tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh
của công ty chủ yếu là do khoản đầu tư vào Công
ty cổ phần Mai Linh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
không hiệu quả. Bên cạnh đó, xuất phát từ yêu cầu
đầu tư đổi mới phương tiện của công ty để đáp ứng
năng lực cạnh tranh, giữ vững và tăng trưởng thị
phần (Công ty đã tăng cường đầu tư dài hạn vào công
ty liên kết, mua bán sáp nhập công ty cùng ngành
nghề), một phần nguồn vốn ngắn hạn đã được sử
dụng cho đầu tư phương tiện, dẫn đến mất cân đối
HUY ĐỘNGVỐNTỪĐÒNBẨY TÀI CHÍNH:
THỰCTRẠNGTẠICÔNGTYCỔPHẦNMAI LINHMIỀNTRUNG
ThS. HUỲNH THỊ LAN
- Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng
Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp nào cũngmongmuốn có số lợi nhuận cao nhất từ số vốn bỏ
ra. Muốn vậy thì xác định cơ cấu nguồn vốn là vô cùng quan trọng để doanh nghiệp đưa ra các chính sách kinh
doanh hợp lý. Công ty cổ phầnMai Linhmiền Trung (MNC) sử dụng đòn bẩy tài chính (DFL) để lựa chọn phương
án huy động vốn tối ưu vừa đảmbảo cân đối nguồn vốn vừa nâng cao hiệu quả tài chính cho công ty.
Từ khóa: Đòn bẩy tài chính (DFL), lợi nhuận sau thuế, EBIT, vốn chủ sở hữu.
BẢNG 1: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2012-2015
(TRIỆU ĐỒNG)
STT
Chỉ tiêu
2013
2014
2015 Tỷ lệ tăng
bình
quân (%)
1 Tổng doanh thu
399,111 459,599 543,381 13.2
2 Lợi nhuận trước thuế
19,300 18,281 5,769
72.9
3 Lợi nhuận sau thuế
14,126 13,959 3,942 126.9
4 Vốn chủ sở hữu
104,647 112,068 115,539 6.4
5 Nợ phải trả
328,478 438,365 677,639 30
6 Lãi vay
26,696 31,941 38,960
4
7 EPS (đồng/cổ phiếu)
1,670 1,649
527
64.8
Nguồn: Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Mai Linh miền Trung năm 2015
1...,60,61,62,63,64,65,66,67,68,69 71,72,73,74,75,76,77,78,79,80,...110
Powered by FlippingBook