5.1. So ky 2 thang 12 - page 76

78
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Nguyên tắc xác định giá trị
doanh nghiệp theo phương pháp tài sản
Xác định giá trị doanh nghiệp (DN) theo phương
pháp tài sản khi thực hiện cổ phần hóa (CPH) được
nhiều DN nhà nước (DNNN) lựa chọn. Tuy nhiên,
việc áp dụng phương pháp này đã bộc lộ nhiều hạn
chế, gây khó khăn cho quá trình kế toán định giá DN
trước khi thực hiện CPH. Định giá DN theo phương
pháp tài sản thì giá trị của một DN được xác định
bằng tổng các giá trị của từng loại tài sản riêng biệt
trừ đi các khoản nợ phải trả của DN đó trên cơ sở xác
định giá trị của từng tài sản riêng biệt. Theo phương
pháp này, toàn bộ tài sản được tiến hành đánh giá lại
chi tiết trên các sổ chi tiết và tổng hợp và được xử lý,
điều chỉnh bằng các bút toán để phản ánh, cụ thể:
Với các khoản tiền và tương đương tiền:
Tại thời điểm
định giá, các khoản tiền và tương đương tiền có gốc
ngoại tệ, vàng bạc đá quý đều được quy đổi theo tỷ
giá thị trường thực tế của đồng tiền hạch toán trên
sổ kế toán. Như vậy, các khoản tiền và tương đương
tiền được đánh giá theo giá trị hợp lý tại thời điểm
lập báo cáo tài chính và các phần chênh lệch về tỷ giá
hối đoái kể cả những chênh lệch được hay chưa được
thực hiện, đều phải được hạch toán vào lãi lỗ theo
chuẩn mực kế toán quốc tế 21 (IAS 21) và chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế 13 (IFRS 13).
Với tài sản tài chính ngắn hạn:
Các khoản chứng
khoán thương mại ngắn hạn được ghi nhận theo giá
trị hợp lý (giá thị trường) cuối mỗi kỳ, tại thời điểm
định giá cũng vậy. Chênh lệch được ghi vào lãi lỗ
chưa thực hiện trên báo cáo lãi lỗ. Các khoản chứng
khoán sẵn sàng để bán cũng được điều chỉnh theo giá
trị hợp lý vào thời điểm định giá, nhưng nó được ghi
tăng giảm vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán
không ghi vào báo cáo lãi lỗ. Các khoản đầu tư bằng
trái phiếu được ghi nhận theo giá vốn đã trừ (cộng)
số phân bổ chiết khấu (phụ trội).
Với các khoản phải thu:
Các khoản phải thu bằng
tiền ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá thực tế thời
điểm lập báo cáo tài chính theo IAS 21. Khi xác định
được các khoản phải thu là khó đòi thì DN phải trích
dự phòng phải thu khó đòi. Dự phòng phải thu khó
đòi được phản ánh vào báo cáo tài chính của DN.
Do vậy, giá trị các khoản phải thu phản ánh được
gần như đầy đủ các khoản lợi ích của DN đối với các
khách hàng của mình, điều này cho thấy, các khoản
phải thu trên báo cáo tài chính DN được coi là đã
được phản ánh theo giá trị hợp lý của IFRS 13.
Với hàng tồn kho:
Để đảm bảo giá trị của hàng tồn
kho, chuẩn mực kế toán quốc tế quy định, tại thời
điểm định giá, lập báo cáo tài chính, hàng tồn kho
được phản ánh theo giá trị thuần có thể thực hiện
được. Trường hợp trên thị trường, hàng tồn kho đang
có giá bán thấp hơn giá ghi sổ thì DN phản ánh dự
phòng giảm giá hàng tồn kho trên báo cáo tài chính,
dẫn đến khoản mục này có thể coi là đã được phản
ánh theo giá trị hợp lý. Trường hợp trên thị trường,
hàng tồn kho đang có giá bán cao hơn giá ghi sổ thì
các khoản này được giữ nguyên theo giá gốc ban đầu.
Với tài sản cố định (TSCĐ):
Được xác định theo
các chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 16, IAS 38, IAS
17 phản ánh giá trị TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình,
TSCĐ thuê tài chính và giá trị khấu hao luỹ kế của
các loại tài sản này. Sau ghi nhận ban đầu (tại thời
điểm định giá), chuẩn mực kế toán quốc tế cho phép
DN được lựa chọn 1 trong 2 phương pháp: Phương
pháp thứ nhất là phương pháp giá gốc và phương
pháp đánh giá lại
Đối với các khoản đầu tư tài chính dài hạn:
Các khoản
HOÀNTHIỆNKẾTOÁNĐỊNHGIÁ
DOANHNGHIỆPCỔPHẦNHÓATHEOPHƯƠNGPHÁPTÀISẢN
ThS. NGUYỄN THU HIỀN -
Đại học Hùng Vương
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã được triển khai thực hiện
trong nhiều nămqua. Để thực hiện được quá trình cổ phần hóa, việc khó khăn nhất với các doanh nghiệp nhà
nước là định giá doanh nghiệp và lựa chọn phương pháp định giá doanh nghiệp. Việc làmnày đóng vai trò
quyết định kết quả giá trị doanh nghiệp. Mặc dù đã có nhiều văn bản của Nhà nước được ban hành để hướng
dẫn hoạt động kế toán định giá doanh nghiệp theo từng phương pháp, tuy nhiên khi áp dụng vào thực tiễn,
các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn.
Từ khóa: Cổ phần hóa, doanh nghiệp nhà nước, giá trị doanh nghiệp
1...,66,67,68,69,70,71,72,73,74,75 77,78,79,80,81,82,83,84,85,86,...110
Powered by FlippingBook