5.1. So ky 2 thang 12 - page 77

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
79
đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, liên doanh,
chuẩn mực kế toán quốc tế quy định áp dụng theo
các nguyên tắc kế toán các khoản đầu tư vào công ty
khác có thể trình bày theo: Phương pháp giá gốc hoặc
phương pháp vốn chủ sở hữu.
Với các khoản phải trả:
Các khoản phải trả bằng tiền
ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá thực tế tại thời điểm
định giá, lập báo cáo tài chính. Khi phát sinh sự giảm
sút, gia tăng về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra
dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ và
đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của
nghĩa vụ nợ đó, DN tiến hành ghi nhận dự phòng
phải trả cho phần nghĩa vụ đó trên báo cáo tài chính,
tại thời điểm định giá được phản ánh.
Đối với các khoản dự phòng, lỗ hoặc lãi trong quá
trình định giá:
Xử lý các khoản lãi phát sinh của DN
sau khi sử dụng để bù lỗ (nếu có) theo quy định
của Luật Thuế thu nhập DN (hạch toán thuế phải
nộp), bù đắp các khoản tổn thất về tài sản không
cần dùng, chờ thanh lý, giảm giá tài sản, nợ không
có khả năng thu hồi (trên các tài khoản chi phí), số
còn lại phân phối theo quy định hiện hành trước khi
xác định giá trị DN nếu còn sẽ được hạch toán tăng
vốn chủ sở hữu.
Xử lý, ghi nhận lợi thế kinh doanh:
Thực chất việc
ghi nhận khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế (giá
trị hợp lý) tại thời điểm định giá và giá trị ghi sổ của
vốn chủ sở hữu, chênh lệch của vốn chủ sở hữu giữa
giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ kế toán được hạch
toán như là một khoản lợi thế kinh doanh của DN.
Một số khó khăn, hạn chế
Thực tế khi áp dụng phương pháp tài sản vào quá
trình xác định giá trị DN tại các DNNN thực hiện
CPH vẫn còn gặp nhiều khó khăn:
Cách xác định tài sản cố định còn chưa phù hợp với thực tế
Quy định, hướng dẫn xác định giá trị tài sản là
hiện vật (tài sản hữu hình): Khi tính căn cứ giá thị
trường, nhiều đơn vị có tài sản đặc biệt không có tài
sản tương đương cùng loại để so sánh. Mặt khác, có
nhiều loại tài sản được tài trợ, được đầu tư từ nước
ngoài và là những tài sản đặc thù thì việc áp dụng
khó khăn vì nếu không có tài sản cùng loại thì xác
định giá theo giá trị ghi sổ của tài sản nên không thể
chính xác được. Bên cạnh đó, với những tài sản được
hình thành từ thời bao cấp, dây truyền cũ kỹ lạc hậu
nhưng vẫn còn sử dụng và lại là những tài sản mang
tính chất đặc thù, thực tế không thể thanh lý, nhượng
bán khi đánh giá các loại tài sản này.
Đối với TSCĐ vô hình, theo quy định hiện hành
thời gian khấu hao đối với TSCĐ vô hình thường do
các DN tự lựa chọn và thời gian khấu hao không quá
20 năm. Theo Thông tư số 202/2009/TT-BTC ngày
20/10/2009 của Bộ Tài chính (hướng dẫn một số nội
dung về tài chính trong bàn, giao doanh nghiệp 100%
vốn nhà nước ), khi xác định giá trị TSCĐ vô hình để
chuyển đổi hình thức sở hữu được xác định theo giá
còn lại trên sổ kế toán. Như vậy, tài sản vô hình đã
khấu hao hết vẫn đang sử dụng giá trị ghi sổ không
còn, khi định giá giá trị sẽ bằng không (0), nhất là đối
với tài sản vô hình đặc biệt, sau khi sử dụng giá trị
vẫn không bị thay đổi nhiều, hầu hết các tài sản đó
đã được thực hiện trích khấu hao theo quy định cũ
và thường được trích khấu hao rất nhanh, như vậy sẽ
làm thất thoát giá trị khi định giá.
Việc xác định về giá trị quyền sử dụng đất cũng
còn nhiều băn khoăn: Nghị định số 59/2011/NĐ-CP
của Chính phủ đã quy định các DN CPH tiếp tục
thực hiện quyền được lựa chọn hình thức giao hoặc
thuê đất như quy định của Luật Đất đai. Nếu DN
thực hiện giao đất thì phải tính bổ sung giá trị quyền
sử dụng đất giao theo giá sát với giá thị trường trong
điều kiện bình thường để tính vào giá trị DN CPH
(sẽ ghi tăng “TSCĐ vô hình” hoặc “Chi phí trả trước
dài hạn”). Tuy nhiên, việc xác định giá trị chuyển
nhượng cũng là một vấn đề phức tạp khi trên thực tế,
giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên giấy tờ
đôi khi không đúng với giá trị chuyển nhượng thực
tế hoặc tại thời điểm xác định giá trị DN không có
giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất tương
đương nào trên thị trường.
Cách xác định lợi thế kinh doanh
chưa thống nhất gi a các quy định
Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của
Bộ Tài chính (hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và
khấu hao TSCĐ) đã thay đổi một số quy định phù hợp
với Thông tư số 202/2009/TT-BTC, tuy nhiên trong
Thông tư số 202/2009/TT-BTC khi xác định “lợi thế
kinh doanh” vẫn bao gồm cả “giá trị thương hiệu”.
Điều này lại không phù hợp với chuẩn mực kế toán
Việt Nam số 04, “Giá trị thương hiệu” hay “Nhãn hiệu
hàng hóa” được coi là TSCĐ vô hình. Như vậy, giữa
hai văn bản đã có sự không thống nhất về phương
pháp đánh giá. Ngoài ra, hướng dẫn về căn cứ và
phương pháp để tính và ghi nhận lợi thế kinh doanh
chưa thực sự phù hợp với nền kinh tế thị trường và
chưa áp dụng nguyên tắc thận trọng và phù hợp trong
kế toán dẫn tới làm thất thoát vốn Nhà nước.
Mặt khác, báo cáo tài chính của các DN thiếu công
khai minh bạch trước khi định giá cũng sẽ làm ảnh
hưởng mạnh tới lợi thế kinh doanh vì khi xác định
lợi thế kinh doanh, thường người làm công tác định
1...,67,68,69,70,71,72,73,74,75,76 78,79,80,81,82,83,84,85,86,87,...110
Powered by FlippingBook