5.1. So ky 2 thang 12 - page 78

80
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
giá sẽ dựa vào số liệu trên báo cáo tài chính của các
năm liền kề về các chỉ tiêu: vốn chủ sở hữu 3 năm, lợi
nhuận sau thuế bình quân 3 năm trước liền kề. Lợi
nhuận nhiều DN đưa ra công khai trên báo cáo tài
chính đã được điều chỉnh vì số liệu này có thể chưa
được kiểm toán lại hoặc đã kiểm toán nhưng do đơn
vị kiểm toán không uy tín thực hiện nên số liệu chưa
thể chuẩn xác được.
Trong thực tế rất nhiều DN có tiềm năng tốt
nhưng trong thời gian hiện tại do đầu tư phát triển
mở rộng kinh doanh hay một lý do nào đó lợi nhuận
giảm đi hoặc ngược lại. Khi xác định giá trị DN, nếu
căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân của
3 năm liền kề và lãi suất trái phiếu chính phủ cho 5
năm sẽ là không chính xác vì còn rất nhiều nhân tố
khiến cho tỷ suất này sai lệch.
Vấn đề đối chiếu công nợ còn khó khăn
Theo quy định của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP
và Thông tư 202/2011/TT-BTC (hướng dẫn xử lý tài
chính và xác định giá trị DN khi thực hiện chuyển
DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần),
DNNN CPH phải tiến hành đối chiếu toàn bộ các
khoản công nợ đến thời điểm xác định giá trị DN
và có biện pháp xử lý dứt điểm các khoản công nợ
không có khả năng thu hồi theo đúng chế độ Nhà
nước đã quy định. Điều này thực sự sẽ gây khó
khăn cho các DN vì sẽ khó thực hiện trong thời gian
nhất định, nhất là đối với công ty mẹ và các tổng
công ty. Vì thế, thời gian thực hiện có thể sẽ kéo
dài gây ảnh hưởng tới tiến độ CPH. Sau khi sửa đổi
bổ sung Nghị định số 189/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP
ngày 18/7/2011 về chuyển DN 100% vốn nhà nước
thành công ty cổ phần) và Thông tư số 127/2014/
TT-BTC (hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá
trị DN khi thực hiện chuyển DN 100% vốn nhà nước
thành công ty cổ phần) thì khoản công nợ chưa đối
chiếu được sẽ chuyển giao sang cho công ty cổ phần
đối chiếu tiếp hoặc tiếp nhận nếu có đầy đủ chứng
từ chứng minh. Tuy nhiên, nếu phần công nợ phải
thu chưa đối chiếu được sau này thu hồi được thì
xử lý thế nào trong kế toán? Trong các văn bản pháp
luật chưa hướng dẫn cụ thể trong trường hợp này.
Kiến nghị giải pháp
Cần phải dựng quy định khung thống nhất, cụ
thể hơn về quy trình kế toán định giá khi tái cấu trúc
DNNN. Khi xây dựng những quy định và hướng dẫn
phải rõ ràng, cụ thể, tránh việc trái ngược nhau làm
ảnh hưởng tới công tác kế toán định giá DN khi CPH,
cụ thể:
Thứ nhất,
đối với TSCĐ:
Cần có quy định và hướng dẫn cụ thể cho những
trường hợp TSCĐ (bao gồm cả TSCĐ hữu hình và
TSCĐ vô hình) đã khấu hao hết, có đặc thù riêng
không có tài sản tương tự trên thị trường, còn giá
trị sử dụng. Theo quy định khi xác định giá trị của
TSCĐ đã khấu hao hết còn sử dụng được xác định
“theo giá thị trường của tổ chức định giá nhân (x)
chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm định giá”.
Điều này rất khó thực hiện, do vậy, để xác định giá
trị toàn bộ tài sản của DN (gồm TSCĐ, hàng tồn kho)
nên đánh giá theo giá trị hợp lý không phân biệt đã
khấu hao hết hay chưa (áp dụng chuẩn mực kế toán
quốc tế IFRS 13- Giá trị hợp lý).
Thứ hai,
xác định lợi thế kinh doanh cần thống
nhất giữa các quy định và phải có hướng dẫn cụ thể
về cách xác định: Lợi thế kinh doanh cũng là một
phần cơ bản trong nội dung định giá DN mỗi lần
sửa đổi bổ sung, hướng dẫn về lợi thế kinh doanh
đã có sự thay đổi bổ sung sao cho phù hợp hơn với
thời điểm và giai đoạn định giá. Tuy nhiên vẫn cần
bổ sung hướng dẫn nội dung chi tiết của chỉ tiêu:
“Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình
quân 3 năm trước thời điểm xác định giá trị DN” và
“Lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm
do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm gần nhất với
thời điểm xác định giá trị DN”, tránh gây lúng túng
cho các DN CPH khi thực hiện định giá DN theo
phương pháp tài sản dẫn tới việc xác định vốn nhà
nước chưa chính xác.
Bên cạnh đó, cần phải có phụ lục hướng dẫn tính
lợi thế kinh doanh cụ thể theo phương pháp giá trị tài
sản kèm theo thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Đồng thời, cần bổ sung hướng dẫn kế toán đối với
trường hợp công nợ chưa đối chiếu được, sau này
thu hồi được thì ghi nhận vào khoản mục nào để có
sự thống nhất, thuận lợi cho quá trình kế toán của các
DNNN sau khi đã CPH, tránh làm thất thoát vốn nhà
nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Chính phủ, Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về chuyển DN 100%
vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
2. Chính phủ, Nghị định 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về chuyển DN
100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
3. Bộ Tài chính, Thông tư 196/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 hướng dẫn bán cổ
phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ CPH của các DN 100% vốn nhà
nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần;
4. Bộ Tài chính, Thông tư 127/2014/TT-BTC ngày 05/09/2014 hướng dẫn xử lý
tài chính và xác định giá trị DN khi thực hiện chuyển DN 100% vốn nhà nước
thành công ty cổ phần.
1...,68,69,70,71,72,73,74,75,76,77 79,80,81,82,83,84,85,86,87,88,...110
Powered by FlippingBook