5.1. So ky 2 thang 12 - page 8

10
TÀI CHÍNH VĨ MÔ
kiệm trong từng dự án theo quy định của Chính
phủ. Hạn chế tối đa việc ứng trước vốn kế hoạch
đầu tư công trung hạn. Trường hợp cần thiết ứng
trước, phải kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm việc ứng
trước kế hoạch phù hợp với quy định của Luật
Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước. Mức vốn
ứng trước của từng dự án không vượt quá mức
vốn bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn
và phải bảo đảm có nguồn thanh toán các khoản
vốn ứng trước.
Đồng thời, quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn
vốn dự phòng trong kế hoạch đầu tư công trung
hạn. Khoản vốn dự phòng chung chưa phân bổ chỉ
được sử dụng trong trường hợp nguồn thu NSNN
được đảm bảo theo kế hoạch và được sử dụng cho
các mục tiêu thật sự cần thiết, bất khả kháng, cấp
bách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước,
Luật Đầu tư công và phải báo cáo Ủy ban thường vụ
Quốc hội xem xét, quyết định trước khi thực hiện;
Tập trung triển khai bố trí phần vốn NSNN và tăng
cường huy động các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ
tầng theo hình thức đối tác công tư. Đẩy mạnh thực
hiện chủ trương xã hội hóa đối với các dịch vụ công
trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân,
giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, các công trình,
dự án cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt
của người dân ở nông thôn.
Nghị quyết 26/2016/QH14 nêu rõ: Người đứng
đầu Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và địa
phương chịu trách nhiệm trước pháp luật trong
việc quyết định chủ trương đầu tư, bảo đảm chất
lượng lập báo cáo đề xuất, thẩm định, phê duyệt
chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư; Chỉ quyết
định chủ trương đầu tư những dự án thật sự cần
thiết khi đã thẩm định, làm rõ hiệu quả của dự án,
nguồn vốn, khả năng cân đối, bố trí vốn cho từng dự
án, bảo đảm dự án được phê duyệt có đủ nguồn lực
tài chính để thực hiện; Tăng cường công tác kiểm
tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát việc chấp hành kỷ
luật, kỷ cương trong quản lý đầu tư công. Cụ thể là
kiểm soát chặt chẽ mục tiêu, hiệu quả sử dụng các
nguồn vốn đầu tư, bảo đảm công khai, minh bạch
trong việc huy động, quản lý, sử dụng vốn vay.
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị quyết số 26/2016/QH14 về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2016-2020;
2. Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;
3. Luật Ngân NSNN số 01/2002/QH11 và Luật NSNN số 83/2015/QH13;
4. Thông qua Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-
2020, Báo Tin tức;
5. Các website: Chinhphu.vn, mof.gov.vn, moit.gov.vn, moj.gov.vn…
trình kiên cố hóa trường lớp học mầm non, tiểu
học cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu,
vùng xa.
-
Đối với nguồn vốn nước ngoài,
bố trí đủ kế
hoạch vốn cho các dự án có khả năng thực hiện
và giải ngân đối với số vốn ngân sách trung ương
đã ký kết Hiệp định của từng dự án trong giai
đoạn 2016-2020. Mức vốn kế hoạch trung hạn bố
trí cho từng dự án không vượt quá số vốn nước
ngoài nguồn ngân sách trung ương được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
Giải pháp triển khai kế hoạch
đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020
Nhiều giải pháp thực hiện kế hoạch đầu tư công
trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã được đề ra trong
Nghị quyết, trong đó tập trung đẩy nhanh việc thực
hiện cơ cấu lại chi NSNN theo hướng sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả, giảm các khoản chi thường xuyên
để tăng tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển.
Theo Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài
chính - NSNN 5 năm 2011-2015 và định hướng kế
hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 – 2020
được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình
bày tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV, Chính
phủ định hướng Kế hoạch tài chính 5 năm 2016-
2020 sẽ xây dựng quy mô thu NSNN tăng gấp 1,65
lần so với giai đoạn trước.
Tăng tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN,
phấn đấu tăng từ 67,8% giai đoạn trước lên mức
khoảng 87-88% vào cuối giai đoạn. Đối với cơ cấu
chi ngân sách, Chính phủ dự kiến điều chỉnh lại cơ
cấu chi NSNN theo hướng tăng dần tỷ trọng chi
đầu tư phát triển lên mức bình quân 25-26% cả giai
đoạn, giảm tỷ trọng chi thường xuyên từ khoảng
67% xuống mức khoảng 60-62% trong giai đoạn
2016-2020. Đối với bội chi NSNN, Chính phủ xây
dựng mức bội chi NSNN đến năm 2020 dưới 4%
GDP (bình quân cả giai đoạn không quá 3,9% GDP)
tính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước
năm 2015.
Cùng với đó, Nghị quyết số 26/2016/QH14 cũng
yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện tiết
Tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân
sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 tối đa là 2
triệu tỷ đồng, bao gồm: Vốn ngân sách trung
ương là 1.120.000 tỷ đồng, vốn cân đối ngân
sách địa phương là 880.000 tỷ đồng, phát hành
trái phiếu chính phủ 260.000 tỷ đồng, tiền bán
vốnnhànước tại doanhnghiệp250.000 tỷđồng.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...110
Powered by FlippingBook