5.1. So ky 2 thang 12 - page 81

83
Các nhân tố tác động
tới lợi thế so sánh của Hà Nội
Hà Nội có những lợi thế so sánh vượt trội so với
các địa phương khác trong Vùng. Có thể kể đến: Lợi
thế về vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên; Lợi thế
về quy mô và tiềm năng phát triển; Lợi thế về nhân
lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao; Lợi thế về
cơ sở hạ tầng vật chất và cơ sở hạ tầng xã hội; Lợi
thế về tài nguyên văn hóa - tinh thần; Lợi thế về y
tế và giáo dục và lợi thế về vị thế chính trị - xã hội.
Những lợi thế trên có những tác động tới các
ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Thành phố,
ảnh hưởng tới sự lựa chọn và phát triển trên thực tế
những sản phẩm/dịch vụ hoặc các nhóm sản phẩm/
dịch vụ trên địa bàn Thủ đô. Hà Nội cũng đã khai
thác được những lợi thế vào phục vụ mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội, khẳng định vị thế của mình.
Tuy nhiên, việc khai thác các lợi thế này chưa đạt
như kỳ vọng và khả năng thực tế. Có thể nhận diện
một số nhân tố chủ yếu tác động tới các lợi thế của
Hà Nội trong tổng thể Vùng Thủ đô như sau:
Thứ nhất, nhận thức về lợi thế của Hà Nội.
Nhận thức về lợi thế của Hà Nội như thế nào
trong phát triển kinh tế - xã hội để có chủ trương,
kế hoạch và giải pháp tương ứng là vô cùng quan
trọng. Nhận thức đúng chưa hẳn sẽ có chủ trương,
biện pháp hợp lý, nhưng lại là một trong những
điều kiện, tiền đề quan trọng để xác định và lựa
chọn chủ trương, biện pháp. Nhận thức về lợi thế
rõ ràng, cụ thể là điều kiện tiền đề để xác định và
lựa chọn các biện pháp cụ thể tương ứng. Vấn đề
với nhiều cán bộ, cơ quan quản lý nhà nước của
Hà Nội hiện nay là những nhận thức này chưa cụ
thể và rõ ràng. Hầu hết các chương trình, kế hoạch,
thậm chí các quy hoạch phát triển chung cũng như
của mỗi ngành cụ thể đều khẳng định khai thác tối
đa các lợi thế của Hà Nội. Chỉ có rất ít các văn kiện
khẳng định và chỉ rõ những lợi thế đó là gì, ở mức
độ nào, tồn tại trong những điều kiện nào và cần
khai thác những lợi thế nào. Logic của vấn đề là từ
các nhu cầu phát triển và phân tích đặc điểm, bối
cảnh phát triển và các điều kiện có thể đảm bảo (kể
cả các điều kiện về nguồn lực), mà xác định các mục
tiêu phát triển rồi từ đó xác định các hoạt động cần
triển khai.
Các lợi thế phụ thuộc vào những yếu tố thuộc
bối cảnh và điều kiện mà chúng tồn tại, được khai
thác. Những lợi thế so sánh, những bối cảnh, điều
kiện này không chỉ được xem xét trong bối cảnh
riêng của Hà Nội, mà còn trong tương quan với các
địa phương có cùng mục tiêu như Hà Nội. Một khi
lợi thế không được xác định rõ, không chỉ mục tiêu
khó mà ngay các giải pháp, hoạt động cũng khó xác
định chính xác, khó đem lại kết quả và hiệu quả
mong muốn. Hơn nữa, việc khai thác các lợi thế
(thể hiện trong mục tiêu, nhiệm vụ phát triển và các
hoạt động cần triển khai) cũng cần có những điều
kiện, phải đáp ứng những yêu cầu và có những
nguồn lực nhất định. Yêu cầu và chủ trương khai
thác tất cả các lợi thế vừa không hợp lý, vừa không
hợp lệ và nhận thức này có thể dẫn tới những sai
sót trong việc lựa chọn và triển khai các kế hoạch
hành động.
Thứ hai, sự phân công, hợp tác giữa Hà Nội với các
địa phương trong Vùng Thủ đô, cũng như trong khu
vực Đồng bằng sông Hồng và khu vực Bắc bộ.
NHỮNGNHÂNTỐTÁC ĐỘNGTỚI LỢI THẾ
SO SÁNH CỦAHÀNỘI VỚI CÁC VÙNGĐỊA PHƯƠNG
TS. NGUYỄN XUÂN ĐIỀN -
Học viện Tài chính
Các lợi thế là điều kiện quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của một địa phương. Tuy nhiên, mỗi
lợi thế lại có ý nghĩa tương đối và bản thân chúng cũng biến đổi, tùy thuộc vào các nhân tố tác động lên
chúng cũng như môi trường mà tại đó những nhân tố này hiện hữu. Nhận diện đúng các nhân tố cũng như
những tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế- xã hội là cơ sở giúp Thủ đô Hà Nội đề ra được các giải
pháp có ý nghĩa thực tiễn, có tính khả thi và hứa hẹn đem lại hiệu quả cao. Bài viết sẽ làm rõ hơn về vấn đề
này.
Từ khóa: Lợi thế, tiêu chí về lợi thế, nhân tố tác động tới lợi thế, vùng Thủ đô
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
1...,71,72,73,74,75,76,77,78,79,80 82,83,84,85,86,87,88,89,90,91,...110
Powered by FlippingBook