5.1. So ky 2 thang 12 - page 82

84
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
Sự phân công cho phépHà Nội và các địa phương
hướng mục tiêu phát triển vào những ngành, những
sản phẩm khác nhau, tránh được sự trùng lặp. Điều
này giúp mỗi địa phương, trong đó có Hà Nội tránh
được sự dàn trải, tập trung vào một số điều kiện,
nguồn lực có sự khác biệt nhất định, từ đó tạo ra
sự vượt trội so với các địa phương khác. Sự hợp
tác giữa các địa phương vừa có tác dụng thu hẹp
“lĩnh vực có ưu thế vượt trội” của mình (tạo điều
kiện để tập trung nguồn lực củng cố và phát triển
lợi thế), vừa tạo điều kiện để các địa phương hỗ trợ
nhau phát huy thế mạnh, lợi thế của mình một cách
thiết thực.
Hiện nay, Hà Nội chưa thể hiện được vai trò
trong phân công, hợp tác giữa Thành phố với các
địa phương trong Vùng, đặc biệt là các đô thị vệ tinh
cũng như với các địa phương khác trong khu vực.
Biểu hiện rõ nhất đó là Quy hoạch phát triển Vùng
Thủ đô đã hình thành gần 10 năm song vẫn chưa
hình thành được cơ chế điều phối thực hiện quy
hoạch này. Bản thân các địa phương trong Vùng,
khi xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển và
các kế hoạch triển khai chiến lược cũng không có
sự tham vấn lẫn nhau và không tính đến chiến lược
của địa phương khác trong Vùng đến nay. Hậu quả
là các tỉnh trong Vùng Thủ đô có cơ cấu khác nhau
không nhiều, có nhiều sản phẩm, mặt hàng chủ yếu
giống nhau. Sự kém hiệu quả trong hợp tác giữa các
đối tượng trên khiến cho các địa phương lân cận,
đặc biệt là các đô thị vệ tinh, phát triển chậm hơn
nhiều so với mong muốn và ý định thành lập, vai
trò hỗ trợ của các đô thị vệ tinh rất hạn chế, không
giảm tải được sức ép cho Thủ đô. Trong khi đó, Hà
Nội đã thực sự quá tải bởi số dân nhập cư quá lớn
liên tục tăng lên, đồng thời phải đảm nhận cùng
một lúc quá nhiều chức năng về kinh tế, chính trị
- xã hội.
Thứ ba, chất lượng của các quy hoạch, chiến lược, kế
hoạch phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là các kế hoạch
dài hạn.
Vấn đề này có tác động mạnh mẽ tới việc khai
thác, củng cố và phát triển các lợi thế, bởi mỗi lợi
thế tuy có thể có thể được khai thác một cách tức
thời, ngắn hạn (đặc biệt là khi có những cơ hội ngắn
hạn) nhưng thường chỉ hình thành và được củng
cố, phát triển trong một thời gian dài. Hơn nữa, để
khai thác được lợi thế, Hà Nội cũng như các địa
phương khác đều cần có nguồn lực, điều kiện mà
việc chuẩn bị hoặc tạo ra chúng cần có thời gian,
thậm chí trong một khoảng thời gian khá dài.
Hiện nay, việc quy hoạch và đầu tư phát triển
Hà Nội, đặc biệt là quy hoạch phát triển đô thị còn
nhiều điểm chưa hợp lý, chưa có căn cứ khoa học và
thực tiễn vững chắc. Điều này có thể nhận thấy rõ
nhất qua sự điều chỉnh các quy hoạch một cách khá
thường xuyên, không những làm chậm tốc độ phát
triển, mà còn gây lãng phí về nguồn lực.
Thứ tư, vai trò của quản lý nhà nước.
Đây là nhân tố không chỉ có tác động tới lợi thế,
tới việc phát hiện/nhận dạng và khai thác mỗi lợi
thế mà còn tác động tới cả việc củng cố và phát
triển chúng thông qua việc tạo ra môi trường thuận
lợi hay bất lợi cho những hoạt động này. Cùng với
đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng tác động tới
việc khai thác, củng cố và phát triển các lợi thế bởi
chúng đều cần tới sự tham gia của nhiều chủ thể xã
hội khác nhau trên địa bàn. Việc khai thác, củng cố
và phát triển mỗi lợi thế có thể đem lại những lợi
ích hoặc đòi hỏi sự hy sinh của các chủ thể xã hội
khác nhau. Nếu các cơ quan quản lý nhà nước có
thể điều hòa được lợi ích, điều phối được hoạt động
của các chủ thể một cách hợp lý. Việc khai thác,
củng cố và phát triển các lợi thế có thể được thực
hiện dễ dàng, thuận lợi và có hiệu quả cao hơn.
Công tác quản lý nhà nước ở Hà Nội đã và đang
tiếp tục bộc lộ nhiều bất cập, từ mô hình quản lý,
các chính sách phát triển… cho tới triển khai thực
hiện các hoạt động cụ thể trên nhiều lĩnh vực. Vấn
đề thủ tục hành chính phức tạp, việc duy trì kỷ
cương, kỷ luật, ý thức tuân thủ luật pháp hạn chế,
khả năng kiểm soát, giám sát, xử lý các vi phạm
trong đời sống kinh tế- xã hội đã làm trầm trọng
thêm những bất ổn và làm việc giải quyết các khó
khăn, vướng mắc trong đời sống đô thị (đặc biệt
là kết cấu hạ tầng quá tải, nhu cầu nhà ở tăng quá
nhanh dẫn tới thị trường nhà đất bất ổn), việc thực
hiện các chủ trương, chính sách trở nên chậm chạp,
kém hiệu quả.
Thứ năm, trình độ phát triển và sự phân hóa về trình
độ phát triển của các bộ phận, các khu vực cấu thành nền
kinh tế- xã hội ở mỗi địa phương.
Trình độ phát triển càng cao thì yêu cầu với các
lợi thế lại càng lớn; tiềm lực để khai thác, củng cố và
phát triển lợi thế theo đó đặt ra cũng lớn hơn. Hơn
Vấn đề nhận thức về lợi thế của Hà Nội như thế
nào trong phát triển kinh tế - xã hội để có chủ
trương, kế hoạch và giải pháp tương ứng có ý
nghĩa quan trọng. Nhận thức đúng chưa hẳn
bảo sẽ có chủ trương, biện pháp hợp lý, nhưng
lại là một trong những điều kiện, tiền đê quan
trọng để xác định và lựa chọn chủ trương, biện
pháp thực hiện.
1...,72,73,74,75,76,77,78,79,80,81 83,84,85,86,87,88,89,90,91,92,...110
Powered by FlippingBook