5.1. So ky 2 thang 12 - page 87

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
89
nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách của Tỉnh
hàng năm trên 800 tỷ đồng, giải quyết hơn 20.000 lao
động tại địa phương. Riêng 6 tháng đầu năm 2016,
Quảng Nam đã dẫn đầu khu vực miền Trung về thu
hút vốn FDI, đứng vị trí thứ 22/53 trong bảng xếp
hạng, đã có 11 dự án FDI được cấp phép với tổng
vốn đăng ký hơn 103,4 triệu USD. Nhiều dự án được
khởi công và tăng vốn. Mới đây nhất, 46 nhà cung
cấp linh kiện, vật tư cho Tập đoàn Mazda (Nhật Bản)
đã đến tìm hiểu cơ hội và thỏa thuận xúc tiến đầu tư
vào Khu kinh tế mở Chu Lai.
Thu hút FDI vào tỉnh Bình Dương
Là một tỉnh thuần nông, Bình Dương bước vào
xây dựng và phát triển công nghiệp ở điểm xuất
phát thấp, gần như chưa có cơ sở hạ tầng về công
nghiệp. Thực tế đó buộc tỉnh Bình Dương phải có
sự đột phá, đi tắt đón đầu. Với tinh thần tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, Bình Dương
đã chủ động xây dựng các chương trình, nội dung
xúc tiến, mời gọi đầu tư; luôn sâu sát, lắng nghe và
kịp thời giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
trong quá trình triển khai dự án tạo niềm tin cho
các nhà đầu tư, “coi khó khăn vướng mắc của DN là
khó khăn vướng mắc của Tỉnh”; tập trung nguồn lực
đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng; chỉ đạo quyết
liệt việc thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường
đầu tư, cải cách hành chính thực hiện đề án nâng
cao năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh. Nhờ vậy, đến nay
Bình Dương đã trở thànhmột trong 5 địa phương thu
hút FDI nhiều nhất cả nước, là một “địa chỉ đỏ” về
thu hút FDI của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tính đến tháng 06/2016, Bình Dương thu hút 2.883
dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 25,355
triệu USD. Nhiều tập đoàn, công ty xuyên quốc gia
có năng lực tài chính và công nghệ đã đầu tư vào
Tỉnh. FDI đã đem đến công nghệ hiện đại và phương
thức quản lý tiên tiến góp phần vào công cuộc công
nghiệp hóa – hiện đại hóa ở địa phương. Hiện nay,
các nước châu Á chiếm 74% tổng vốn đăng ký, các
nước châu Âu chiếm 10%, châu Mỹ chiếm 4% (chủ
yếu là Hoa Kỳ), còn lại 12% thuộc các Vùng lãnh thổ.
Điểm nhấn trong thu hút FDI của tỉnh Bình
Dương là các dự án của các tập đoàn lớn trên thế giới
tập trung vào các lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử
công nghệ cao, điện gia dụng, dược phẩm, sản phẩm
tiêu dùng cao cấp, các dịch vụ cao cấp và bất động
sản. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp thu hút số dự
án và số vốn đầu tư lớn nhất, chiếm tỷ trọng 92,75%
trong tổng số dự án và chiếm 71,60% vốn đầu tư
đăng ký; Lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chiếm
15,58% tổng vốn đầu tư, có 01 dự án với số vốn đầu
tư 1 tỷ 200 triệu USD; Dịch vụ chiếm 1,08% số dự án
và 3,43% tổng vốn đầu tư; Lĩnh vực xây dựng chiếm
4,86% tổng vốn đầu tư với 43 dự án… Quy mô trung
bình một dự án FDI ở Bình Dương đạt khoảng 8,8
triệu USD/dự án.
Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Vĩnh Phúc
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm trong thu hút
và sử dụng FDI ở một số địa phương cho thấy, muốn
tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả FDI cần có
giải pháp tạo điều kiện hấp dẫn để thu hút được
FDI, đặc biệt là FDI từ các nước phát triển, các nước
có công nghệ cao, công nghệ hiện đại. Tuy nhiên,
mục tiêu của các nhà đầu tư nước ngoài nhiều khi
không đồng nhất với mục tiêu của quốc gia hay địa
phương tiếp nhận FDI. Vì lợi nhuận, các chủ thể FDI
luôn tìm mọi cách tối thiểu hóa chi phí, do đó cần có
tầm nhìn trong hoạch định chính sách thu hút vốn
FDI, sử dụng FDI cùng với quản lý nhà nước hiệu
quả về nguồn vốn này. Đối với Vĩnh Phúc, có thể
tham khảo các bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất,
tạo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội
ổn định và tăng cường vai trò của chính quyền địa
phương. Để tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả
FDI, thời gian qua các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Nam và
Bình Dương đã triển khai hiệu quả công tác kiểm tra,
giám sát và đồng hành cùng nhà đầu tư nước ngoài
để hướng dẫn, tạo điều kiện, kịp thời tháo gỡ vướng
mắc, khó khăn cho các dự án đầu tư thực hiện đúng
cam kết, kiên quyết thu hồi các dự án triển khai
chậm tiến độ... Do vậy, đối với Vĩnh Phúc, việc tăng
cường vai trò của chính quyền Tỉnh trong lĩnh vực
đầu tư nước ngoài là cần thiết, để tạo môi trường
thuận lợi cho thu hút đầu tư FDI vào phát triển kinh
tế địa phương.
Thứ hai,
cải thiện môi trường pháp lý thuận lợi
cho hoạt động đầu tư. Các chính sách ưu tiên, ưu
đãi thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn
của chính quyền tỉnh Bắc Ninh, Quảng Nam và Bình
Dương đã mang lại thành công lớn trong thu hút
nguồn vốn FDI. Do vậy, Vĩnh Phúc cần tiếp tục có
các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nhằm
hấp dẫn nhà đầu tư tiềm năng vào các ngành nghề,
lĩnh vực theo định hướng mới; đồng thời, phải tính
toán và được thực hiện trên cơ sở bảo đảm lợi ích
quốc gia, hiệu quả kinh tế, xã hội của địa phương,
chấm dứt tình trạng thu hút FDI theo phong trào, bất
chấp chất lượng và hiệu quả.
Thứ ba,
làm tốt công tác quy hoạch và tăng cường
quản lý thực hiện tốt quy hoạch. Việc lập quy hoạch
phải dựa trên nghiên cứu đánh giá những tiềm năng
lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội, dự báo về
1...,77,78,79,80,81,82,83,84,85,86 88,89,90,91,92,93,94,95,96,97,...110
Powered by FlippingBook