5.1. So ky 2 thang 12 - page 9

11
Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn
thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài
Theo nhiều nghiên cứu, dòng vốn FDI có đặc
tính ổn định hơn so với các dòng vốn ngắn hạn
hoặc các dòng vốn nợ. Xét về các điều kiện để phát
huy được lợi ích từ các dòng vốn quốc tế, thì môi
trường kinh tế vĩ mô ổn định và mức độ phát triển
và sự hoàn thiện của các thể chế luôn có vai trò
quan trọng quyết định đến việc thu hút các nguồn
vốn đầu tư từ nước ngoài.
Hầu hết các nước đều có chính sách nhằm quản
lý sự luân chuyển của các dòng vốn. Đối với Việt
Nam, các dòng vốn đang có xu hướng quay trở lại
kể từ năm 2015, trong đó có dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) và dòng vốn đầu tư gián tiếp
nước ngoài (FPI). Trong dòng vốn FDI giải ngân
đã tăng từ mức 10-11 tỷ USD giai đoạn 2008-2013
lên mức 14,5 tỷ năm 2015 (Vốn đăng ký là 22,75 tỷ
USD). 11 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp
mới và tăng thêm đạt 18,103 tỷ USD, bằng 89,5% so
với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh yếu tố môi trường
kinh doanh được cải thiện và việc ký kết các hiệp
định thương mại tự do, những dự án đầu tư lớn
của các tập đoàn như: Samsung, LG, Emart, Lotte,
Doosan... đã góp phần kéo dòng vốn FDI vào Việt
Nam tăng trong những năm 2015-2016.
Dòng vốn FDI dù có tính chất ổn định hơn so
với các dòng vốn khác, song quá trình thu hút dòng
vốn này cũng đã bộc lộ một số hạn chế sau:
Thứ nhất,
đối diện với áp lực cạnh tranh từ các
nước trong khu vực trong thu hút FDI. Khi Cộng
đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vận hành, ASEAN trở
thành thị trường chung với hơn 600 triệu người tiêu
dùng và GDP hàng năm khoảng 2.500 tỷ USD qua
các liên kết trên cơ sở sản xuất thống nhất như: tự
do lưu chuyển hàng hóa; tự do lưu chuyển dịch
vụ; tự do lưu chuyển lao động có kỹ năng. Đây là
một thị trường lớn, tiềm năng mà các nhà đầu tư
quốc tế đang hướng tới. Tuy nhiên, chắc chắn các
nhà đầu tư quốc tế sẽ chỉ lựa chọn một trong số các
nước thành viên ASEAN có thị trường mới và môi
trường kinh doanh tốt nhất để đầu tư.
Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của Việt
Nam với các nước trong AEC chỉ cao hơn Lào,
Campuchia và Myanmar với các tiêu chí về chi phí
và chất lượng lao động. Thậm chí, áp lực cạnh tranh
với Myanmar cũng đã gia tăng. Lượng vốn FDI của
nước này năm 2015 đã vượt Việt Nam. Bên cạnh đó,
Việt Nam cũng phải cạnh tranh từ các nước khác
trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia
trong các ngành thủy sản, logistic…
Thứ hai,
dòng vốn FDI tập trung khá lớn vào lĩnh
vực bất động sản. Chín tháng đầu năm 2016, lĩnh
vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ
2 với 34 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp mới
và tăng thêm là 1 tỷ USD, chiếm 6,1% tổng vốn đầu
tư đăng ký. Trong đó, vấn đề đáng lưu ý là Trung
Quốc đang đầu tư khá nhiều vào lĩnh vực bất động
sản. Núp dưới danh nghĩa đầu tư bất động sản,
nhiều khoản đầu tư của Trung Quốc, Đài Loan và
Hồng Kông đã và đang tập trung tại một số địa bàn
nhạy cảm, trọng yếu, đặc biệt tại các tỉnh Đông Bắc
và miền Trung, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh. Việc
các doanh nghiệp Trung Quốc mua hoặc thuê dài
hạn (nhiều trường hợp tới 50 năm) nhiều đất rừng
và các khu vực ven biển những nơi nhạy cảm về an
ninh quốc gia là đáng lo ngại.
Thứ ba,
trong lĩnh vực tài chính, dòng vốn này
chảy vào Việt Nam rất hạn chế. Tính đến hết 10
GIẢI PHÁPỨNG PHÓVỚI NHỮNGBIẾNĐỘNG
CỦA DÒNGVỐNĐẦUTƯNƯỚC NGOÀI VÀOVIỆT NAM
NGUYỄN THỊ HẢI THU -
Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính
Sự luân chuyển của các dòng vốn quốc tế mang lại nhiều cơ hội cho các nước tiếp nhận như tài trợ đầu
tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế... tuy nhiên, cũng tạo ra không ít tác động đến lạm phát, nhập siêu, tỷ
giá…. Trước những biến động đó, nếu không có cơ chế quản lý, giám sát và kiểm soát hiệu quả sự luân
chuyển của những dòng vốn này có thể gây ra những bất ổn cho nền kinh tế, đặc biệt trong xu thế tự do
hóa giao dịch vốn và toàn cầu hóa kinh tế như hiện nay.
Từ khoá: Vốn đầu tư, kinh tế vĩ mô, lạm phát, nhập siêu, tỷ giá
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,...110
Powered by FlippingBook