5.1. So ky 2 thang 12 - page 94

96
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
Quan niệmvề tiền lương
Theo Điều 55 - Bộ Luật Lao động Việt Nam quy
định tiền lương của người lao động là do hai bên thoả
thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng
suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.
Như vậy, tiền lương là một bộ phận của sản phẩm
xã hội biểu hiện bằng tiền được trả cho người lao động
dựa trên số lượng và chất lượng lao động của mọi
người dùng để bù đắp lại hao phí lao động của mọi
người dùng để bù đắp lại hao phí lao động của họ và
nó là một vấn đề thiết thực đối với cán bộ công nhân
viên. Tiền lương được quy định một cách đúng đắn, là
yếu tố kích thích sản xuất mạnhmẽ, nó kích thích người
lao động ra sức sản xuất và làm việc, nâng cao trình độ
tay nghề, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất
lao động.
Người lao động sau khi sử dụng sức lao động tạo ra
sản phẩm thì được trả một số tiền công nhất định. Xét
về hiện tượng, có thể thấy sức lao động được đem trao
đổi để lấy tiền công. Vậy có thể coi sức lao động là hàng
hoá, một loại hàng hoá đặc biệt. Và tiền lương chính là
giá cả của hàng hoá đặc biệt đó, hàng hoá sức lao động.
Vì hàng hoá sức lao động cần được đem ra trao
đổi trên thị trường lao động trên cơ sở thoả thuận
giữa người mua với người bán nên chịu sự tác động
của quy luật giá trị, quy luật cung cầu. Giá cả sức
lao động sẽ biến đổi theo giá cả của các yếu tố cấu
thành cũng như quan hệ cung cầu về lao động. Do
đó, khi coi tiền công là giá trị của lao động thì giá cả
này sẽ hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người
lao động và người sử dụng lao động. Giá cả sức lao
động hay tiền công có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc
vào cung cầu hàng hoá sức lao động.
Như vậy, giá cả tiền công thường xuyên biến động
nhưng nó phải xoay quanh giá trị sức lao động cung
như các loại hàng hoá thông thường khác, nó đòi hỏi
một cách khách quan yêu cầu tính đúng, tính đủ giá trị
của nó. Mặt khác, giá tiền công có biến động như thế
nào thì cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu để người
lao động có thể tồn tại và tiếp tục lao động.
Cách tính tiền lương tại VNPTThái Nguyên
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng như trên, hiện nay,
tại VNPT Thái Nguyên đang áp dụng một hình thức
trả lương mới, rất khoa học, phù hợp với thực trạng tổ
chức sản xuất của đơn vị, góp phần thúc đẩy sản xuất
kinh doanh tại đơn vị.
Hiện tại mô hình tổ chức sản xuất tại đơn vị gồm:
Bộ phận lao động gián tiếp: Ban Giám đốc, Tổ Tổng
hợp, Trưởng đài Viễn thông; Bộ phận lao động trực tiếp
gồm: Trưởng trạmviễn thông, nhân viên kỹ thuật, nhân
viên giá đầu dây, nhân viên phát triển mạng.
Bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh tại VNPT Thái
Nguyên nói chung, tại các trạm Trung tâm Viễn thông
được bố trí phù hợp với từng điều kiện cụ thể của từng
đơn vị. Ngoài ra, tại các Trung tâm viễn thông chia
thành các đài, trạm khác nhau.
Trên cơ sở tổ chức các bộ phận sản xuất kinh doanh,
với mục tiêu hoàn thành kế hoạch cấp trên giao, đồng
thời tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân
người lao động trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh, cũng như sử dụng hiêu quả quỹ tiền lương
khuyến khích khen thưởng, VNPT Thái Nguyên kết
hợp hướng dẫn của cấp trên với tình hình thực tế tại
đơn vị, tính lương cho cán bộ công nhân viên tại đơn
vị như sau:
Đối với bộ phận lao động gián tiếp, nhân viên giá
đầu dây: hưởng lương theo quy chế phân phối tiền
lương 3Ps:
Tiền lương theo 3Ps= ĐGP1CNx P1CN x P2CN x
P3CN x NCQĐ/NcC
Trong đó:
+ ĐGP1CN: Đơn giá tiền lương của 1 điểm P1
NHỮNGĐỔI MỚI TRONG CÁCHTÍNH
TIỀN LƯƠNGTẠI VNPT THÁI NGUYÊN
NGUYỄN THỊ KIM ANH
- Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên
Hiện nay, số lượng cán bộ, công nhân viên của Tổng công ty Bưu chính viễn Thông Việt Nam, chi nhánh
Thái Nguyên (VNPT Thái Nguyên) khoảng gần 250 người. Thu nhập từ tiền lương, tiền công của cán bộ,
công nhân viên là yếu tố cơ bản để quyêt định thu nhập tăng hay giảm của người lao động, quyết định
mức sống vật chất của người lao động làm công ăn lương trong doanh nghiệp.
Từ khóa: VNPT Thái Nguyên, tiền lương, tiền công
1...,84,85,86,87,88,89,90,91,92,93 95,96,97,98,99,100,101,102,103,104,...110
Powered by FlippingBook