5.1. So ky 2 thang 12 - page 97

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
99
Kỳ, Nhật Bản… hai nước có tiềm năng, khoa học công
nghệ cao sản xuất các hàng dệt may trung và cao cấp
sẽ chiếm lấy thị trường này. Trong khi, dệt may của
NamĐịnh lại phụ thuộc vào lao động, công nghệ thấp
hơn các nước phát triển nên khó có thể cạnh tranh
bằng giá, nguy cơ mất trị trường với hàng dệt may
trung và cao cấp là rất lớn.
Yêu cầu xuất xứ không thuận lợi
Mối quan tâm và rào cản lớn nhất hiện nay của
dệt may Nam Định, đó là yêu cầu quy tắc xuất xứ
của hàng dệt may. Với thực tế phát triển ngành công
nghiệp phụ trợ hiện nay, dệt may Nam Định khó lòng
đáp ứng tốt quy tắc này. Bởi trong chuỗi sản xuất khép
kín từ trồng bông, xơ, kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất
vải, may sản phẩm thì Nam Định hầu như chỉ mới có
ưu thế ở đoạn cuối là may.
Để doanh nghiệp dệt may NamĐịnh
tận dụng tốt cơ hội từ hội nhập
Về phía cơ quan nhà nước
Ngoài việc ban hành những chính sách nhằm
khuyến khích đầu tư và mở rộng sản xuất, tạo môi
trường đầu tư thông thoáng nhằm thu hút các nhà đầu
tư trong nước bỏ vốn đầu tư vào ngành Dệt may của
tỉnh NamĐịnh, cần tập trung vào một số các giải pháp
mang tính chiến lược sau:
Một là,
tạo cơ chế khuyến khích đầu tư vào các
ngành phụ trợ: Ngành Dệt may của Nam Định phải
quy vùng nguyên liệu, đặc biệt là trồng bông, đồng
thời, có chiến lược rõ ràng nhằm hoạch định vùng
phát triển dệt nhuộm… Trước mắt, cần có những
chiến lược tập trung đẩy mạnh việc phát triển các
ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành Dệt may để chủ
động về nguồn nguyên liệu, thay thế nguyên liệu nhập
khẩu, ngành thiết kế theo đó cũng cần được củng cố
và nâng cấp.
Hai là,
tạo thuận lợi khi làm thủ tục hải quan: Đẩy
nhanh tiến độ xây dựng hệ thống tự động hóa thủ tục
hải quan; Tiếp tục minh bạch hóa quy trình thủ tục hải
quan và chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu
thông qua việc xây dựng các cơ sở dữ liệu và phần
mềm quản lý để phục vụ việc tra cứu; Đồng thời, cần
kiến nghị với các bộ quản lý chuyên ngành xem xét,
sửa đổi một số chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập
khẩu còn chồng chéo, không phù hợp.
Ba là,
ẩy mạnh xúc tiến thương mại: Các cơ quan
quản lý nhà nước của Tỉnh cũng cần tạo cơ chế khuyến
khích các công ty lớn thiết lập mối quan hệ lâu dài với
các nhà nhập khẩu và bán lẻ nước ngoài, tăng thêm giá
trị gia tăng cho các sản phẩm bằng cách sử dụng công
nghệ thời trang, chú trọng tới thị trường nội địa và cải
thiện đời sống của công nhân…
Về phía doanh nghiệp
Thứ nhất,
tập trung hiện đại hóa công nghệ.
Các DN dệt may của Tỉnh cần mạnh dạn đổi mới
quy trình công nghệ, kết hợp đúng mức các trình độ
công nghệ hiện có, đầu tư mua sắm thiết bị dệt may
đồng bộ, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Đầu tư cơ sở hạ tầng
nhằm hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành
sợi, dệt, nhuộm – may. Ứng dụng công nghệ thông tin
vào quản lý và thanh khoản hợp đồng gia công, triển
khai quản lý rủi ro luồng hàng hóa, tăng cường công
tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển tải
bất hợp pháp…giúp các DNmay có thể tối ưu hóa sản
xuất, cắt giảm chi phí…
Thứ hai,
xây dựng chiến lược dài hạn.
DN cần lập quỹ vốn đầu tư từ nhiều nguồn để đảm
bảo cho nguồn vốn đầu tư. Tăng cường hợp tác đối
ngoại với các DN nước ngoài cũng như thu hút vốn
từ nước ngoài. Bên cạnh đó cũng cần có những chính
sách đăi ngộ cho việc tự nghiên cứu, chế tạo các máy
móc thiết bị cho ngành Dệt may; chủ động phối hợp
với cơ quan quản lý nhà nước của Tỉnh nhằm tạo điều
kiện tốt nhất cho việc quy hoạch trồng bông và cung
cấp nguyên liệu. Đồng thời, chủ động tìm kiếm nguồn
nhân lực có tay nghề thông qua các hình thức như liên
kết đào tạo với các trường, trung tâm dạy nghề hay
tuyển dụng nguồn lao động từ các tỉnh về đào tạo.
Thứ ba,
hình thành các mối liên kết trong Ngành.
Các DN muốn tận dụng hiệu quả cao nhất những
cơ hội đem lại từ hội nhập, cần hình thành chuỗi cung
ứng bên trong, có sự liên kết hữu cơ giữa các khâu.
Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ thiết kế đến phân
phối phải được hình thành trong cộng đồng các thành
viên tham gia. Các DN dệt may cần tận dụng tốt cơ hội
này để gia tăng năng lực cạnh tranh, xây dựng chiến
lược phát triển bền vững.
Thứ tư,
quan tâm thích đáng thị trường nội địa.
DN dệt may Nam Định cần có quan tâm thích
đáng thị trường nội địa khi tiềm năng của thị trường
rất lớn và nhiều thuận lợi cho DN. Nhu cầu tiêu dùng
trong nước thấp, chất lượng sản phẩm và giá cả thấp
hơn so với thị trường bên ngoài phù hợp với trình
độ tay nghề và khả năng cung ứng hàng hóa của DN
trong nước…
Tài liệu tham khảo:
1. Cơ hội mở rộng tín dụng với lĩnh vực dệt may, Thùy Vinh, Báo Đầu tư;
2. Dệt may Nam Định tìm lại thời vàng son, Nguyễn Hiển, Báo Quân đội
nhân dân;
3. Dệt NamĐịnh: Xưa và nay, Báo Tin tức.
1...,87,88,89,90,91,92,93,94,95,96 98,99,100,101,102,103,104,105,106,107,...110
Powered by FlippingBook