5.1. So ky 2 thang 12 - page 99

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
101
Một số giải pháp tăng cường cải thiện cơ hội
kinh tế của lao động nữ khu vực nông thôn
Để hạn chế những rào cản đối với lao động phụ
nữ nông thôn trong việc tiếp cận, hưởng thụ lợi ích và
phát huy hơn nữa vai trò của họ trong việc xây dựng
nông thôn mới, trong quá trình công nghiệp hóa đất
nước, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên
truyền, giáo dục pháp luật về quyền của phụ nữ, tăng
cường bảo đảm quyền và tạo cơ hội bình đẳng cho
phụ nữ nông thôn tham gia tích cực, hiệu quả vào
chiến lược xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện
nay. Những giải pháp quan trọng cần thực hiện gồm:
Một là, ưu tiên đào tạo nghề và việc làm cho phụ n
Quá trình biến động đất đai trong nông nghiệp
không chỉ khiến cho nhiều nông dân, nhất là phụ
nữ thất nghiệp mà nó còn tác động đến thị trường
lao động với những mức độ khác nhau. Với mô hình
phân công lao động theo giới hiện nay cộng thêm
nam giới di cư đến các vùng đô thị, khu công nghiệp
để tìm kiếm việc làm, phụ nữ nông thôn đảm nhận
“đa vai trò” nên có những bất lợi hơn so với nam giới
trong việc tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp. Nghị
quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn được thông qua tại Hội nghị Trung ương 7 khóa
X đã xác định “Giải quyết việc làm cho nông dân là
nhiệm vụ ưu tiên xuyên suốt trong mọi chương trình
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước”, đồng thời
nhấn mạnh việc ưu tiên đào tạo nghề và việc làm
cho những gia đình mất ruộng “Có kế hoạch cụ thể
về đào tạo nghề và chính sách bảo đảm việc làm cho
nông dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích
sử dụng đất”.
Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới về chính
sách lao động khuyến cáo rằng, mục tiêu của các
chính sách trong bộ luật lao động cần phải mang
lại lợi ích cho người lao động (đặc biệt là người
nghèo) và tạo việc làm nhiều hơn (dù là chính thức
hay không chính thức) cho những lao động thiếu
kỹ năng. Trong tập huấn, cần chú ý đến những
khác biệt giữa nam và nữ trong tiếp cận các dịch vụ
khuyến nông và chuyển giao công nghệ mới vào sản
xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn.
Có chính sách ưu tiên chuyển giao khoa học - kỹ
thuật và đào tạo nghề cho phụ nữ, nhất là phụ nữ có
hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ trong các hộ gia đình
có ruộng đất thu hồi; Chú ý đến những phẩm chất
của phụ nữ thích hợp với các ngành nghề truyền
thống, dịch vụ xã hội... Trong đào tạo nghề, chuyên
môn kỹ thuật cho phụ nữ nên tính đến đặc điểm
phong tục, tập quán, dân tộc và mức độ phát triển
kinh tế - xã hội của từng vùng, miền.
Hai là, tạo điều kiện thuận lợi
cho phụ n tiếp cận các nguồn lực
Không làm chủ được các nguồn lực (đất đai, tài sản,
phương tiện sản xuất...) thì phụ nữ sẽ thuộc “nhóm yếu
thế”, không thể tự chủ và khó phát huy được sức mạnh
của vai trò nữ giới. Điều này sẽ càng thêm bất lợi nếu
như đời sống gia đình của người phụ nữ có vấn đề, gặp
chuyện “cơmkhông dẻo, canh chẳng ngọt” dẫn đến gia
đình tan vỡ. Chính vì lẽ đó, cần thúc đẩy việc cấp lại
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai theo Luật Đất
đai 2003. Với phụ nữ nông thôn, đất đai là một phương
tiện bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời cũng là phương
tiện duy nhất để thoát nghèo. Nghiên cứu cũng cho
thấy, so với nam giới thì phụ nữ nói chung và phụ nữ
nông thôn nói riêng thường ít có cơ hội trong việc tiếp
cận vay vốn tín dụng. Vì thế, cần tính đến những khác
biệt giữa nam và nữ trong tiếp cận và sử dụng vốn vay
tín dụng từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác để
có chính sách, chế độ riêng đối với namvà nữ nông dân
trong triển khai chính sách tín dụng hiện nay.
Ba là, chăm lo sức khỏe
và an sinh xã hội cho phụ n nông thôn
Để có chính sách ưu đãi nhằm bảo vệ và nâng cao
sức khỏe cho phụ nữ nông thôn, nên tập trung vào: Sức
khỏe sinh sản của phụ nữ. Khi thực hiện chức năng tái
sinh sản, người phụ nữ nông thôn hiện nay phải đối
diện với những gánh nặng về dân số - kế hoạch hóa
gia đình do quan niệm của nam giới “khoán” việc đó
cho nữ giới và namgiới thiếu sự thamgia, chia sẻ trách
nhiệm trong vấn đề này. Vì vậy, cần quan tâm đến chất
lượng dân số hiện nay, không thể coi nhẹ những nội
dung liên quan đến sức khỏe sinh sản, quyền sinh sản
của người phụ nữ nông thôn.
Bên cạnh đó, chú trọng cải thiện môi trường lao
động và sinh hoạt ở nông thôn. Hiện nay, ô nhiễmmôi
trường sống ở nông thôn và môi trường sản xuất nông
nghiệp đã và đang đến mức báo động. Do vậy, các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn,
quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa cần chú trọng
đến việc giữ gìn, bảo vệ môi trường nông nghiệp,
nông thôn.
Tài liệu tham khảo:
1.http://dangcongsan.vn,Kết luậnsố97-KL/TWngày9/5/2014củaBộChínhtrịvề
một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 7 khóa X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, ngày 12/6/2014;
2.
UNDP, Sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và
quản lý ở Việt Nam, ngày 12/4/2015;
3.
;
4.
-
nu-nong-thon.html.
1...,89,90,91,92,93,94,95,96,97,98 100,101,102,103,104,105,106,107,108,109,...110
Powered by FlippingBook