TCTC so 12 ky 2 - page 111

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2017
113
chính xác, không phù hợp với thực tế
Những tồn tại, hạn chế trong quản lý tài chính
xuất phát từ nhiều nguyên nhân sau:
Một là,
các trường ĐHCL không có đủ nguồn tài
chính để bù đắp chi phí đào tạo, đảm bảo chất lượng
đào tạo và tái đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng
đào tạo nên phần lớn đều không đáp ứng đủ tiêu
chí về cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng. Bên cạnh
đó, do bị khống chế về trần học phí, nên để có thêm
nguồn thu, các cơ sở giáo dục ĐHCL buộc phải tăng
số lượng và quy mô đào tạo, mở rộng các loại hình
đào tạo không chính quy, liên kết đào tạo.
Hai là,
thực hiện tự chủ tài chính công tác quản
lý tài chính trong các trường đã được lãnh đạo nhà
trường có những quan tâm chỉ đạo, song sự kiểm
tra, giám sát quá trình hoạt động tài chính của lãnh
đạo chưa thực sâu sát. Các quyết định về tài chính
của nhà trường chưa được phân tích, nghiên cứu một
cách kỹ lưỡng gắn với các hoạt động chuyên môn
nghiệp vụ của nhà trường trong từng giai đoạn.
Ba là,
hiện nay, cơ chế phân bổ nguồn lực ngân
sách nhà nước vẫn mang tính chất bình quân giữa các
cơ sở giáo dục ĐHCL, chưa gắn với các chất lượng và
kết quả đầu ra.
Bốn là,
do áp lực tăng thu nhập, nên hầu hết giảng
viên đại học đều mong muốn vượt định mức giờ
giảng theo quy định. Điều này dẫn đến, việc giảng
viên đại học không có thời gian để nghiên cứu khoa
học, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đổi mới nội dung
bài giảng, phương pháp sư phạm... Đây cũng là một
trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng
đào tạo.
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính
Trên cơ sở những kết quả đạt được, những tồn tại
thực tế hiện nay, nhóm tác giả đề xuất một số giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính ở
các trường như sau:
Thứ nhất,
hoàn thiện bộ quy định quản lý nguồn
thu. Quy định quản lý nguồn thu cần được thực hiện
theo nguyên tắc minh bạch, trên cơ sở khai thác tối đa
các nguồn lực, điều kiện hiện có của nhà trường và
các hoạt động liên doanh liên kết. Tận dụng những
đổi mới của Nghị định 16/2015/NĐ-CP để huy động
tối đa các nguồn lực tài chính cho phép. Đa dạng hóa,
các nguồn lực, các kênh và cách thức huy động, đặc
biệt chú trọng đến việc huy động nguồn lực tài chính
từ hoạt động sự nghiệp đào tạo nghiên cứu khoa học
để bù đắp sự giảm sút nguồn từ ngân sách nhà nước.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, trong thời
gian tới, các trường phải triển khai: Định hướng tuyển
sinh nhiều hơn vào hệ sau đại học, lớp chất lượng
cao, liên kết đào tạo quốc tế; Mở rộng và nâng cao
chất lượng cung cấp các dịch vụ đào tạo và nghiên
cứu khoa học; Đa dạng hóa hoạt động dịch vụ phụ
trợ nhằm tăng thêm thu nhập; Tăng cường huy động
nguồn lực tài chính từ đầu tư nước ngoài.
Thứ hai,
xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đối với
việc phân phối kết quả tài chính cần gắn sự phân
phối kết quả tài chính với sự cống hiến của các thành
viên, các đơn vị trong nhà trường và hướng vào sự
phát triển bền vững lâu dài của nhà trường, đảm bảo
những quy định của Nhà nước.
Công tác quản lý quá trình phân phối và sử dụng
kết quả tài chính hàng năm của nhà trường cần thực
hiện: Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực và kết
quả hoạt động của cán bộ viên chức trong trường
dựa trên tính chất từng loại công việc, từ đó đưa ra
phương án phân phối và điều chỉnh phương án chi
thu nhập tăng thêm cho phù hợp với năng lực; Hoàn
thiện và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ;
đảm bảo vai trò kiểm soát của Ban thanh tra nhân
dân trong nhà trường
Thứ ba,
đi liền với việc đổi mới, hoàn thiện cơ cấu
phân bổ nguồn lực tài chính, vấn đề quan trọng hiện
nay đối với công tác quản lý tài chính tại các trường
ĐHCL là không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn lực tài chính.
Thứ tư,
xây dựng và hoàn thiện một số chính sách
khoán và giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn
vị có quy mô lớn trong các trường ĐHCL. Cần phải
phân cấp tài chính cho các khoa dựa vào số lượng
sinh viên của từng khoa. Theo đó các khoa được tự
chủ chi tiêu và tự chịu trách nhiệm với các khoản chi
tiêu tại đơn vị mình trên cơ sở kế hoạch tài chính đã
được duyệt.
Thứ năm,
đào tạo nâng cao năng lực quản lý tài
chính cho cán bộ quản lý các đơn vị trong trường.
Khi thực hiện cơ chế khoán chi cho các đơn vị, đào
tạo nâng cao năng lực quản lý tài chính và tập huấn
hướng dẫn công tác kế toán - tài chính...
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Đề án Thí điểmđổi mới thực hiện cơ chế tự chủ,
tự chịu trách nhiệm đối với một số trường ĐHCL;
2. Bộ Tài chính (2011), Đánh giá tình hình thực hiện tự chủ tài chính và định
hướng đổi mới cơ chế tài chính đối với các trường ĐHCL giai đoạn 2012-2020;
3. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công lập;
4. Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động
đối với các cơ sở giáo dục công lập giai đoạn 2014-2017;
5. Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về quy định cơ chế tự chủ đối với
các đơn vị sự nghiệp công lập.
1...,101,102,103,104,105,106,107,108,109,110 112,113,114,115,116,117,118,119,120,121,...148
Powered by FlippingBook