TCTC so 12 ky 2 - page 112

114
TÀI CHÍNH GIÁO DỤC
một môn học khó đối với cả người dạy lẫn người
học. Hiệu quả của việc dạy và học tiếng Anh bậc
đại học chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của
nhà tuyển dụng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay, việc
đào tạo, giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành nói
chung và chuyên ngành Kinh tế - Tài chính nói riêng
tại các cơ sở giáo dục đại học vẫn còn không ít những
tồn tại, hạn chế:
- Nguồn thu tài chính ở một số cơ sở giáo đục đào
tạo đại học hiện nay chủ yếu là nguồn tài chính từ
học phí sinh viên, nhưng mức thu học phí hiện khá
thấp trong khi cạnh tranh thu hút sinh viên ngày
càng khó. Nguồn tài chính hạn hẹp cũng làm ảnh
hưởng đến việc thu hút, duy trì và đào tạo nhân tài
bao gồm những giảng viên, nhà nghiên cứu giỏi vì
đây chính là lực lượng tinh hoa góp phần xây dựng
thương hiệu và danh tiếng cho nhà trường.
- Kinh phí biên soạn giáo trình còn hạn hẹp và
phân bố chưa thỏa đáng nên không có đủ kinh phí
để thực hiện các điều tra thực tiễn về chuyên môn.
Ngoài ra, giáo trình tiếng Anh chuyên ngành đầu tư,
kinh tế, tài chính… đa phần được biên soạn từ các
giảng viên có kiến thức về tiếng Anh, nhưng hạn chế
về mặt chuyên môn, dựa trên kinh nghiệm và nhận
định chủ quan.
- Trong các yếu tố liên quan đến một khoá học
tiếngAnh chuyên ngành, tài liệu dạy học được xem là
một nhân tố quan trọng góp phần vào thành công của
khóa học. Tài liệu giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành
cơ bản vẫn chưa được quan đầu tư đúng mức. Nhiều
bộ sách đã được xuất bản cách đây khá lâu nên ngôn
ngữ và hoạt động phát triển kỹ năng chưa có nhiều
cải tiến cho phù hợp với môi trường học tập mới. Nội
Vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế
Vài năm trở lại đây, một số trường đại học công
lập và dân lập tại Việt Nam đã bắt đầu giảng dạy
hoàn toàn bằng tiếng Anh. Dù không ít thách thức,
song với môi trường học tập và nghiên cứu hoàn
toàn bằng tiếng Anh, sinh viên có lợi thế cạnh
tranh khi xin việc làm cũng như xin học bổng khi
học lên cao hoặc có thể đáp ứng được chuẩn tiếng
Anh theo yêu cầu của DN khi giao dịch hoặc làm
việc cho các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên,
thực tế cũng cho thấy, tiếng Anh chuyên ngành là
Nâng caohiệuquả giảngdạy tiếng Anh chuyên
ngànhKinhtế - Tài chínhtại các trườngđại học
ThS. Nguyễn Thị Thúy, ThS. Lương Thị Hương Thảo
- Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội*
Trước xu thế toàn cầu hóa và giao lưu hội nhập kinh tế toàn cầu, phần lớn giao dịch quốc tế hiện nay đều
chủ yếu sử dụng tiếng Anh. Đa số ý kiến các doanh nghiệp cho rằng có nhân sự thông thạo ngoại ngữ là
đòn bẩy thúc đẩy kinh tế, tăng tính hội nhập, nâng cao vị thế người lao động trong hội nhập. Khảo sát
hơn 100 doanh nghiệp ở Việt Nam có tới 70% trả lời rất cần tiếng Anh trong công việc. Trong bối cảnh
đó, cần tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế - Tài chính tại các
trường đại học.
Từ khóa: Kinh tế - tài chính, giáo dục đại học, tiếng Anh, kinh phí, ngoại ngữ
In the context of globalization and economic
integration, most of international transactions
are conductedin English. There is a major
thought that foreign language proficiency is
an economic leverage which helps increase
integration level and enhance the position
of employees. This paper surveys more than
100 enterprises in Vietnam, there is 70% of
respondents say yes to English proficiency
in the workplace. Thus, it is necessary to
improve the performance of teaching English
of Finance and Economics at the universities.
Keywords: Economics - finance, higher education, English,
funding, foreign languages
Ngày nhận bài: 21/11/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 4/12/2017
Ngày duyệt đăng: 5/12/2017
*Email:
1...,102,103,104,105,106,107,108,109,110,111 113,114,115,116,117,118,119,120,121,122,...148
Powered by FlippingBook