TCTC so 12 ky 2 - page 116

118
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
cao, bền vững. Theo đánh giá của các chuyên gia,
với cơ chế đặc thù hiện nay, mục tiêu tăng trưởng
kinh tế TP. Hồ Chí Minh thậm chí có thể cao hơn.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu về tăng trưởng
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, yếu tố con người
đóng vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định.
Căn cứ vào số liệu thống kê từ các nguồn và số liệu
khảo sát và ứng dụng phương pháp hệ số co giãn
việc làm kết hợp với phương pháp kinh tế lượng
cùng phương pháp chuyên gia, Trung tâm Dự báo
nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động
TP. Hồ Chí Minh dự báo về nhu cầu nhân lực Thành
phố giai đoạn 2017-2020 đến năm 2025 như sau:
Theo định hướng đến năm 2025, tầm nhìn năm
2030, TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục thực hiện chương
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phấn đấu trở thành
trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục – đào tạo,
khoa học – công nghệ của khu vực Đông Nam Á. Cơ
cấu kinh tế thay đổi theo hướng giảmdần tỷ trọng khu
vực nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng khu vực dịch
vụ, nhu cầu nhân lực giữa các khu vực cũng có sự dịch
chuyển. Đến năm 2017, 2020 và 2025, cơ cấu kinh tế
TP. Hồ Chí Minh lần lượt là: Dịch vụ (65,19% - 65,68%
- 67,84%) – công nghiệp, xây dựng (32,70% - 32,40% -
30,73%) và nông nghiệp (2,11% - 1,92% - 1,43%).
Trong đó, đối với khu vực công nghiệp, TP. Hồ
Chí Minh chủ trương phát triển các ngành công
nghiệp công nghệ cao để thúc đẩy tái cấu trúc các
ngành công nghiệp. Trong giai đoạn 2017-2020 đến
năm 2025, Thành phố tập trung phát triển các KCN
công nghệ cao, phát triển các ngành sử dụng nhiều
lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, phát
triển công nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ và
thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Tiếp tục phát
triển 4 ngành công nghiệp trọng yếu: Cơ khí; Điện
tử - Công nghệ thông tin; Chế biến lương thực thực
phẩm; Hóa chất – Nhựa cao su.
Cơ cấu đầu tư hiện nay trong các KCN cho thấy,
các DN hoạt động đa dạng về ngành nghề, quy mô
và trình độ công nghệ. Trong đó, các ngành nghề
chiếm tỷ trọng cao: Dệt may (19,5%), Cơ khí (16,5%),
Chế biến thực phẩm (10,5%)… Lưc lương lao đông
trong các KCN chủ yếu là lao động trẻ có độ tuổi
trung bình từ 18 đến 25, lao động nhập cư chiếm
trên 60% và tỷ lệ lao động nữ chiếm khoảng 65%
tổng số lao động. Số lượng lao động đã qua đào tạo
từ đại học, cao đẳng chỉ chiếm hơn 6,7%, nếu tính
số lao động có trình độ từ trung học nghề đến đại
học chiếm chưa tới 15,6%. Phần lớn lao động được
tuyển dụng là học sinh trung học cơ sở và trung học
phổ thông chiếm tới khoảng 84%, do phần lớn các
DN đều thâm dụng lao động và có công nghệ chưa
tiên tiến. Nguồn nhân lực KCN TP. Hồ Chí Minh
còn nhiều hạn chế như: lao động chưa qua đào tạo
chiếm tỷ lệ cao, lao động có trình độ chuyên môn kỹ
thuật ít trong khi nhu cầu công nhân có tay nghề cao
tại các DN rất lớn.
Nói chung, sự hình thành các KCN đã tạo việc
làm cho 285.867 lao động, đào tạo hơn 5.000 kỹ
thuật viên và nhân viên quản lý đủ thay thế chuyên
gia nước ngoài. Lao động KCN tiếp cận được với
máy móc thiết bị tiên tiến, làm việc với các chuyên
gia nước ngoài nên đã nâng cao được tay nghề, kỹ
năng lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp,
phương pháp làm việc tiên tiến. Điều này ít nhiều
gây ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp, giá trị
sản phẩm công nghiệp, khả năng cạnh tranh của
nền kinh tế.
Định hướng phát triển
nguồn lực tại các khu công nghiệp
Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2025”, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trung bình
mỗi năm của Thành phố là 12%/năm. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu
quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, các ngành,
lĩnh vực, sản phẩm và DN; Chuyển đổi mô hình
tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng
sang phát triển theo chiều sâu, đảm bảo hiệu quả
Tính đến ngày 31/12/2016, các KCN đã thu hút
285.867 người làm việc, trong đó lao động nữ
là 171.460 người (64,68%). Lao động làm việc
trong DN có vốn đầu tư nước ngoài là 205.493
người (tỷ lệ 60%), trong DNViệt Nam là 80.275
người (tỷ lệ 40%), lao động từ các tỉnh 163.380
người (tỷ lệ 60,33%)…
HÌnh 1: Các dự án đầu tư còn hiệu lực tại các KCN, KCX có
hiệu lực tại TP. Hồ Chí Minh (tính đến ngày 31/12/2016)
Nguồn: Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
1...,106,107,108,109,110,111,112,113,114,115 117,118,119,120,121,122,123,124,125,126,...148
Powered by FlippingBook