TCTC so 12 ky 2 - page 118

120
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
về tỉnh, mặt khác tổ chức đào tạo, đào tạo lại lao
động giới thiệu cho các dự án mới.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung
tâm dịch vụ việc làm và Hỗ trợ DN (JESC) thuộc
HEPZA và chất lượng đào tạo của Trường Bán công
công nghệ và quản trị DN (CTIM). JESC thực hiện
khảo sát và tổng hợp nhu cầu nguồn nhân lực theo
chuyên ngành của DN, kết nối với CTIM, các trường
đại học, cao đẳng – trung cấp nghề trên địa bàn để
đào tạo và cung cấp theo yêu cầu của DN; Làm tốt
công tác phát hiện và dự báo nhu cầu lao động của
DN; Đổi mới chương trình đào tạo nghề theo đơn
đặt hàng của DN, không đào tạo theo chương trình
cố định…
- Cần có chính sách thu hút sinh viên các trường
Đại học, cao đẳng trung cấp nghề làm việc tại DN
các KCX, KCN Thành phố đáp ứng lao động những
ngành mũi nhọn Thành phố và tham gia chương
trình đào tạo cán bộ quản lý xuất thân từ công
nhân của Thành phố. Điều chỉnh nâng lương tối
thiểu sát với giá cả thị trường để đảm bảo thu nhập
của người lao động, hạn chế các vụ ngừng việc tập
thể liên quan đến thu nhập người lao động.
Thứ hai,
đối với nhóm giải pháp từ phía các DN.
- Các DN cần tự điều chỉnh, cải thiện quan hệ
lao động sao cho người lao động thấy tương lai
của họ, việc nâng cao tay nghề của họ gắn với
sự phát triển của DN; Thực hiện đúng các chính
sách pháp luật lao động, khắc phục những yếu
tố có thể dẫn đến tranh chấp lao động làm cho
người lao động mất động lực phấn đấu; Xây dựng
chính sách ưu đãi thích đáng cho người lao động
có tay nghề cao, trình độ quản lý cao như hỗ trợ
kinh phí học tập nghiên cứu nâng cao tay nghề,
chuyên môn…; Thực hiện thang bảng lương hợp
lý khuyến khích người lao động hăng say làm việc
và cống hiến cho DN.
- Cải thiện môi trường làm việc, tăng giá trị
lao động, giảm thiểu tối đa tình trạng tăng ca, sắp
xếp giờ nghỉ ngơi, tránh để công nhân làm việc
lâu dưới áp lực lớn, dễ xảy ra tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp đảm bảo sức khỏe cho người
lao động.
- Tham gia cùng các cơ sở đào tạo xây dựng
chương trình đào tạo, kiểm tra chất lượng và tham
gia giảng dạy. Phối hợp với nhà trường tổ chức các
khóa học ngắn hạn, các khóa bồi dưỡng kỹ năng làm
việc nhóm, tác phong công nghiệp, ý thức về xã hội,
ý thức của người lao động và các lớp về pháp luật
lao động. Hỗ trợ chi phí đào tạo cho nhà trường và
chi phí tuyển dụng cho các đơn vị điều phối, cung
ứng lao động...
Thứ ba,
đối với nhóm giải pháp từ phía người
lao động.
- Người lao động chủ động học tập nâng cao nhận
thức đáp ứng tốt công tác chuyên môn hiện tại, cơ
hội thăng tiến trong tương lai. Nắm bắt những quy
định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của mình trong
quan hệ lao động. Nâng cao ý thức trách nhiệm về
pháp luật của bản thân để tránh những thiệt thòi
trong hợp đồng lao động…
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định
số 98-NĐ/CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ về
thành lập tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị -
xã hội tại DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Thành
lập các tổ chức Đảng, Đoàn thể trong DN khu vực
ngoài nhà nước với tư duy: vai trò của tổ chức
chính trị - xã hội tại DN như là một “nguồn lực”
quan trọng trong sản xuất kinh doanh, phát triển
kinh tế - xã hội.
- Công đoàn các KCX, KCN Thành phố phối hợp
với Ban Quản lý và các ban ngành Thành phố tăng
cường công tác phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện
chính sách lao động và vệ sinh, an toàn lao động tại
các DN. Vận động DN chăm lo đời sống vật chất và
tinh thần cho người lao động để tạo điều kiện cho
người lao động gắn bó lâu dài với DN.
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Kỷ yếu Hội thảo khoa học đổi mới công
tác đào tạo nguồn nhân lực cho các KCN và KCX ở Việt Nam, ngày 25/6/2016;
2. UBND TP. Hồ Chí Minh (2011), Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày
14/5/2011 của UBND TP. Hồ Chí Minh) về kế hoạch thực hiện nghị quyết Đại
hội Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ IX về Chương trình nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015;
3. UBND TP. Hồ Chí Minh (2013), Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31/12/2013
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
4. Ban quản lý các KCX – công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (2017), Báo cáo tổng kết
25 thu hút đầu tư tại các KCX, KCN TP. Hồ Chí Minh.
Hình 3: Cơ cấu nhu cầu nhân lực TP. Hồ Chí Minh
phântheokhuvựckinhtếgiai đoạn2017–2020đếnnăm2025
Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh
1...,108,109,110,111,112,113,114,115,116,117 119,120,121,122,123,124,125,126,127,128,...148
Powered by FlippingBook