TCTC so 12 ky 2 - page 12

14
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Hiến pháp năm 2013 đã hiến định: “Mọi người
có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”, do đó luật cần
hành văn với ngôn ngữ chặt chẽ, rõ ràng và khúc
chiết; không cần mở rộng tại nguyên tắc này khái
niệm “quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân” như quy
định như Luật Quản lý thuế hiện thời (“Nộp thuế
theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền
lợi của mọi tổ chức, cá nhân”).
Đối với những loại hình kinh doanh mà pháp
luật cấm (ma tuý, mại dâm, vũ khí...); hoặc tội
phạm, việc vi phạm đã được điều chỉnh bằng Luật
Hình sự. Còn những loại hình kinh doanh, dịch
vụ, giao dịch mà pháp luật chưa điều chỉnh, hoặc
tính hợp pháp chưa rõ (thí dụ như trường hợp kinh
doanh tiền ảo, kinh doanh trò chơi game online...),
thì “mọi người” bắt buộc phải có nghĩa vụ nộp
thuế cho Nhà nước. Đưa vào nguyên tắc này, Nhà
nước làm rõ cơ sở thu thuế đối với những tài sản,
hàng hoá, giao dịch mà pháp luật còn chưa được
quy định cụ thể. Bên cạnh đó, quy định “Cơ quan,
tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý
thuế” tại Khoản 1, Điều 4 của Luật Quản lý thuế
hiện thời là không cần thiết, vì xuyên suốt từ Điều
8 đến Điều 16 đã có 9 điều quy định về trách nhiệm
của các tổ chức, cá nhân này.
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà
nước theo hiến định và luật định, không hoàn trả
trực tiếp, ngang giá đối với mọi người có nghĩa vụ
đóng thuế. Thuế được dùng để trang trải các chi
phí vì lợi ích chung của toàn dân, quốc phòng, an
ninh, giao thông, giáo dục, y tế... do đó, việc thế
chế hóa quy định của Hiến pháp về nghĩa vụ nộp
thuế, hiến định về “luật định” tại Điều 47 của Hiến
pháp năm 2013 cần phải được luật hoá ngay tại
“Nguyên tắc quản lý thuế” trong lần sửa đổi Luật
Quản lý thuế lần này.
Tài liệu tham khảo:
1. Hiến pháp năm 2013;
2. Hiến pháp năm 1992;
3. Luật Doanh nghiệp 2014;
4. Luật Đầu tư 2014;
5. Lấy ý kiến về Dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật quản lý thuế Dự thảo
Luật Quản lý thuế (sửa đổi);
;
6. Luật Quản lý thuế 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung các năm 2012,
2014, 2016;
7. Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010;
8. Bản án số 22/2017/HC-ST ngày 21/9/2017 của Toà án Nhân dân tỉnh Bến
Tre về việc khiếu kiện “Quyết định truy thu thuế” đối với kinh doanh tiền
Bitcoint của ông Nguyễn Việt Cường;
9. Thông cáo “IRS issued Notice 2014-21”:
-
drop/n-14-21.pdf.
và thế giới. Quy định: “Mọi người có quyền tự do
kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật
không cấm” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013) cho thấy,
nguyên tắc quản lý thuế của Việt Nam nhất thiết cần
và phải bám sát Hiến pháp năm 2013 để vừa bao quát
nguồn thu, vừa bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp
của Nhà nước, cũng như của người nộp thuế.
Vụ việc truy thu thuế điện tử và phán quyết
của Toà án Nhân dân tỉnh Bến Tre ngày 21/9/2017
tuyên huỷ các quyết định truy thu thuế của Chi cục
Thuế thành phố Bến Tre đối với vụ kiện liên quan
đến tiền điện tử, tiền ảo Bitcoit; cũng như các vụ
kiện về thuế đã diễn ra cho thấy cần phải đưa vào
Luật Quản lý thuế một “Nguyên tắc quản lý thuế”
mang một nội hàm mới, phù hợp với thực tế khách
quan và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam; phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và luật pháp
quốc tế. Kinh nghiệm của các nước phát triển trên
thế giới (Mỹ, Anh, Nhật Bản, Eu, Đức, Australia...)
với những trường hợp tương tự như trên cho thấy,
nghĩa vụ nộp thuế của tổ chức, cá nhân là bắt buộc.
Nghĩa vụ mà Hiến pháp năm 2013 đã hiến định đối
với mọi người cần phải được luật hoá tại Điều 4 về:
“Nguyên tắc quản lý thuế” đang được lấy ý kiến đối
với Luật Quản lý thuế dự thảo.
Bên cạnh đó, xét riêng về tiền điện tử, thế giới
hiện có gần 1.000 loại tiền điện tử. Cần phải xây
dựng một nguyên tắc trong quản lý thuế để bao quát
được nguồn thu, để ứng phó với những thay đổi
nhanh chóng này. Một nguyên tắc mang tính phổ
quát để đảm bảo lợi ích quốc gia, đảm bảo “Thuế là
nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước” là điều
hết sức cần thiết phải tính đến. Do đó, đối với luật
hình thức (khác với các luật thuế khác quy định cụ
thể đối với từng sắc thuế - là các luật nội dung), Luật
Quản lý thuế sửa đổi cần chuyển thể Khoản 3.c Điều
4 của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm
2010 quy định “Việc nộp thuế không phải là căn cứ
để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất;”
vào Luật Quản lý thuế sửa đổi lần này (do nội dung
này liên quan đến “việc nộp thuế”). Đồng thời, cần
tổng hợp các bản án, dự liệu và tiên lượng các tình
huống pháp lý để “thiết kế” nên một nội dung mới,
bao quát được nguồn thu chủ yếu của ngân sách
nhà nước. Do đó, Dự thảo có thể thay thế Khoản 1,
Điều 4 của Luật Quản lý thuế hiện hành như sau:
“Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà
nước. Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật
định. Việc nộp thuế không phải là căn cứ để giải
quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản,
hàng hoá hay tính hợp pháp trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ”.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...148
Powered by FlippingBook